Các gói sản phẩm vay vốn từ ngân hàng là giải pháp tối ưu dành cho khách hàng khi đi vay tiền. Để khoản vay được duyệt khách hàng không những cần phải có tài sản đảm bảo để thế chấp. Chứng minh khả năng thu nhập của mình mà cần phải mua bảo hiểm cho tài sản đó. Tuy không bắt buộc nhưng nó có nhiều lợi ích cho khách hàng sau này. Chính vì vậy, bảo hiểm tiền vay cần cụ thể, càng rõ ràng thì càng lợi cho cả ngân hàng và người vay.

Cần rõ ràng hơn về bảo hiểm tiền vay

Việc mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp là thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên. Đó là khách hàng và chi nhánh ngân hàng. Hoặc tổ chức tín dụng trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng. Phía ngân hàng hay tổ chức tài chính không được bắt buộc người vay mua bảo hiểm tiền vay. Đây là quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng theo Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 02/7/2014. Thông tư liên tịch giữa Bộ tài chính và ngân hàng nhà nước VN. Thông tư hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Trong đó đối tượng áp dụng là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong thông tư quy định rõ việc mua bảo hiểm cho các khoản vay không mang tính bắt buộc.

Bảo hiểm tiền vay cần cụ thể
Bảo hiểm các khoản vay cần cụ thể, càng rõ ràng thì có lợi cho cả ngân hàng và người đi vay

Nhiều ý kiến nhận xét về bảo hiểm tiền vay

Xét về gốc độ an toàn, thì nhiều người cho rằng việc mua bảo hiểm cho các khoản vay không mang tính bắt buộc là chưa phù hợp. Bởi vì nếu có rủi ro xảy ra đối với tài sản đó hay chính cá nhân người vay thì tổn thất sẽ thuộc về ai.

Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm cho các gói sản phẩm bán qua ngân hàng là một điều hết sức cần thiết. Nhằm hạn chế rủi ro một cách thấp nhất cho ngân hàng cũng như người vay. Bảo hiểm tiền vay ở đây chính là số tiền mà khách hàng phải bỏ tiền ra chi trả. Để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay vốn của mình tại ngân hàng. 

Thực tế, việc mua bảo hiểm tiền vay là hoàn toàn có lợi cho quý khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những tai nạn. Hoặc những rủi ro không lường trước được. Hay là tài sản thế chấp của anh chị gặp sự cố thì lúc này công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng. Thông thường, nếu khách hàng tự nguyện mua bảo hiểm các khoản vay này. Thì tỷ lệ được ngân hàng chấp nhận giải ngân cho vay cao hơn gói vay thông thường.

Xem thêm Vay tín chấp bảo hiểm nhân thọ Manulife

Lấy một ví dụ minh chứng

Một ví dụ điển hình khi bạn có nhu cầu vay vốn ngân hàng làm ăn kinh doanh hay vay tiền mua ô tô. Lúc này, để đảm bảo hồ sơ được duyệt ngân hàng yêu cầu bạn phải có tài sản đảm bảo để thế chấp. Nếu bạn vay mua ô tô thì bắt buộc bạn phải thế chấp bằng chính chiếc ô tô đó. Thế chấp để làm gì, để lúc anh chị không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Lúc này ngân hàng cho vay có quyền tịch thu tài sản đảm bảo. Để thanh lý bù đắp cho khoản vay đó.

Trường hợp nếu chiếc xe ô tô đó gặp sự cố. Khách hàng không đủ điều kiện và khả năng thanh toán khoản nợ đã vay. Dẫn đến sự việc là ngân hàng không có tài sản để xử lý, đồng thời không thu được khoản tiền gốc và lãi đã cho vay trước đây.

Việc mua bảo hiểm tiền vay là hợp lý

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho chính tài sản của người vay cũng như ngân hàng. Thì việc yêu cầu mua bảo hiểm cho các khoản vay để phòng ngừa rủi ro xảy ra là một yêu cầu cần thiết và chính đáng.

Nếu không may người vay xảy ra tai nạn giao thông, không có khả năng thanh toán nợ. Lúc này ngân hàng có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm. Thanh toán khoản tiền bảo hiểm xe ô tô mà người vay đã mua bảo hiểm xe trước đó. Như chúng ta cũng biết, hiện nay khi khách hàng vay vốn ngân hàng để tiêu dùng. Vay tín chấp theo bảng lương, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Ngân hàng thường đưa ra yêu cầu rằng người vay nên mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm con người. Nhằm bảo vệ tính mạng cho khách hàng khi có rủi ro xảy ra.

Hậu quả của việc thờ ơ với bảo hiểm trách nhiệm công cộng

Bảo hiểm trách nhiệm của cộng đồng dành cho người và tài sản bên thứ 3 bị thiệt hại. Theo pháp luật không bắt buộc cá nhân, tổ chức, cơ quan phải mua bảo hiểm cộng đồng này. Vì vậy, khi sự cố xảy ra, ai là người phải chịu trách nhiệm cho người bị thiệt hại.

Người thứ 3 bị thiệt hại

Cụ thể, tuần vừa rồi đã có rất nhiều pháo sáng được đốt và rơi xuống sân bóng. Xảy ra trong trận bóng đá giữa 2 đội CLB Hà Nội và Nam Định. Một quả pháo đã bắn và rơi trúng một cổ động viên trên khán đài. Theo cơ quan chức năng cho hay đó là một người phụ nữ. Cô bị bỏng nặng do pháo sáng rơi trúng đùi.

Theo tìm hiểu của một số phóng viên cho biết hiện chưa có kết luận chính thức từ phía ban tổ chức sân bóng về việc bồi thường. Đại diện một công ty bảo hiểm cho biết rằng, về phía ban tổ chức phải mua bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng. Để bảo vệ quyền lợi cho các cổ động viên đến sân bóng cổ vũ bóng đá. Lợi ích của loại bảo hiểm này đó là bảo vệ người và tài sản cho bên thứ 3. Khi họ bị thiệt hại về tính mạng cũng như tài sản bởi những tác động đến từ doanh nghiệp, công ty, tổ chức đó.

Xem thêm Vay tín chấp ngân hàng Bảo Việt

Trách nhiệm của doanh nghiệp tổ chức sự hiện

Trường hợp nếu bên ban tổ chức sân bóng mua bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng. Thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất cho nữ cổ động viên đó. Số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào gói bảo hiểm đã mua của ban tổ chức (BTC). Nếu phần bồi thường vượt quá sẽ do BTC sân bóng chi trả. Một vị đại diện phía công ty bảo hiểm cho rằng, dù mức phí mua bảo hiểm không quá cao. Nhưng hiện nay nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ban quản lý sân vận động không ai để tâm đến việc đó. Bởi vì họ chưa bao giờ nghĩ tới việc sự cố sẽ xảy ra.

Thiết nghĩ, có nên quy định các doanh nghiệp, công ty, cơ quan tổ chức sự kiện. Bắt buộc họ phải mua bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng cho bên thứ 3 nếu rủi ro xảy ra.

Mức phí mua bảo hiểm tiền vay bao nhiêu

Bảo hiểm các khoản vay tín chấp ngân hàng được coi như một cơ sở để đảm bảo an toàn cho tính mạng cũng như tài sản người vay. Sở dĩ nói như vậy là vì khi bạn vay vốn ngân hàng. Sau một thời gian theo quy định đã thỏa thuận, anh chị cần phải thanh toán khoản tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tai nạn ngoài ý muốn, và người vay không có khả năng trả nợ. Khi khách hàng tự nguyện mua bảo hiểm tiền vay tại ngân hàng. Thì phía công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ một phần số tiền còn nợ ngân hàng của bạn. Lúc này bạn và gia đình sẽ giảm bớt gánh nặng trả nợ khi có sự cố xảy ra.

Mức phí mua bảo hiểm tiền vay này tùy vào từng ngân hàng. Theo thống kê của một số ngân hàng dao động tỷ lệ từ 3,5% đến 6,5%. Ví dụ, nếu khách hàng đang vay ngân hàng A với số tiền 100 triệu đồng. Mức phí bảo hiểm mà ngân hàng A quy định là 5% thì phí mua bảo hiểm anh chị trả sẽ là 5 triệu đồng. Khoản cao nhất 6,5% là 6.500.000 đồng.

Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *