Tại hầu hết ngân hàng, bất động sản chiếm phần lớn giá trị trong khối tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Thậm chí, riêng giá trị khối bất động sản cao hơn nhiều so với dư nợ vay.

Ngân hàng nào có nhiều tài sản cầm cố nhất?

Ngân hàng sau khi có cơ chế thu giữ và đấu giá tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu. Nhiều ngân hàng cho biết sẽ sớm xử lý và thu hồi được các khoản nợ vay này. Nguyên nhân đến từ việc hầu hết khoản vay tại ngân hàng. Đều có giá trị tài sản đảm bảo cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay.

Hiện tại, dù không phải ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống. Vietinbank lại sở hữu khối tài sản đảm bảo cho các khoản vay có giá trị lớn nhất.

Cụ thể, khối tài sản đang được cầm cố tại nhà băng này có giá trị lên tới hơn 1,74 triệu tỷ đồng. Gấp đôi số dư nợ cho vay hiện tại của ngân hàng là 867.600 tỷ đồng. Hơn 55% trong đó là giá trị đến từ bất động sản. Chỉ riêng giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản tại nhà băng này đã lên tới 961.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay hiện nay.

Bất động sản đang được các ngân hàng nắm giữ bao nhiêu?
Bất động sản đang được các ngân hàng nắm giữ bao nhiêu?

Tương tự, tại BIDV và Vietcombank

Tài sản đảm bảo cũng có giá trị cao hơn nhiều so với các khoản vay hiện hữu tại nhà băng.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 6. Vietcombank đang cho khách hàng vay hơn 606.000 tỷ đồng. Đổi lại, nhà băng này nắm giữ khối tài sản đảm bảo trị giá 873.700 tỷ đồng, gấp 1,44 lần. Trong đó, 60% giá trị tài sản đảm bảo cũng đến từ bất động sản. Còn lại là các tài sản như nhà xưởng, máy móc và hàng hóa của các doanh nghiệp cầm cố tại ngân hàng.

Tại BIDV, với dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Lên tới 929.200 tỷ đồng. Nhà băng này đang nhận cầm cố khối tài sản đảm bảo trị giá trên 1,2 triệu tỷ đồng (đầu năm 2018). 60% trong số này là các bất động sản.

Xem thêm Vay tín chấp ngân hàng Bảo Việt

Theo tìm hiểu của Zing.vn

Hầu hết ngân hàng hiện duy trì giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản dưới 60% tổng giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng hiện có tỷ lệ này ở mức rất cao.

Như tại ACB, hiện bất động sản chiếm tới 89% tổng giá trị tài sản đảm bảo tại nhà băng. Trong khi dư nợ cho vay của ngân hàng này hiện là 221.800 tỷ đồng. Thì riêng giá trị bất động sản cầm cố tại nhà băng đã đạt gấp 1,64 lần (trên 363.600 tỷ đồng).

Kienlongbank cũng nắm trong tay khối tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản. Hiện nhà băng này đang có dư nợ cho vay khoảng 27.300 tỷ đồng. Giá trị tài sản đảm bảo cho số dư nợ vay này là 48.500 tỷ đồng. Trong đó bất động sản cũng chiếm tới 81%.

Hay như tại Ngân Hàng Sacombank

Ngân hàng đang có những đợt rao bán các bất động sản trị giá hàng nghìn tỷ đồn. Hiện cũng có tới 352.000 tỷ đồng giá trị bất động sản. Trên tổng số 462.000 tỷ đồng tài sản đảm bảo. Chỉ tính riêng khối bất động sản đang cầm cố tại ngân hàng này đã cao hơn 1,43 lần so với tổng dư nợ cho vay.

Giá trị tài sản đảm bảo cao hơn nhiều dư nợ cho vay là một trong số những lợi thế của Sacombank trong việc khắc phục và xử lý nợ xấu bằng cách rao bán tài sản. Gần nhất, nhà băng này đã rao bán loạt bất động sản có giá trị trên 20.000 tỷ đồng. Tính từ đầu năm, nhà băng này đã rao bán trên 30.000 tỷ đồng tài sản là các bất động sản cầm cố.

Rao bán bất động sản để xử lý nợ

Ngoài Sacombank, hàng loạt ngân hàng khác gần đây cũng rao bán tài sản đảm bảo để xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu. Như Vietinbank, BIDV, Agribank hay cả VAMC… Đặc biệt, phần lớn tài sản được rao bán đều là các lô bất động sản giá trị.

Cuối quý I vừa qua, VAMC cũng đã tổ chức bán đấu giá tòa nhà Sài Gòn One Tower với giá khởi điểm trên 6.000 tỷ đồng. Thông tin từ VAMC cũng cho hay hiện nhiều dự án bất động sản lớn cũng đang được thế chấp tại công ty. Và sẽ tính tới khả năng bán đấu giá công khai để xử lý và thu hồi các khoản nợ đi kèm. Trong số bất động sản này có nhiều dự án lớn tại Hà Nội và TP.HCM.

Cụ thể tại Hà Nội

Nhiều khu “đất vàng” đang được cầm cố tại VAMC như toàn bộ diện tích tầng 2. Chung cư E1, Chelsea Park tại Khu đô thị Yên Hoà (Cầu Giấy). Tòa nhà 15 tầng trên diện tích 3.426 m3 ở lô CT-08C. Khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên). Hay toàn bộ dự án Skyview Trần Thái Tông tại Lô C. Ô đất D4 Khu đô thị mới Cầu Giấy. Toàn bộ căn hộ chưa bán tại tòa nhà CT 104, khu CT1. Dự án Usilk City cũng đang được cầm cố tại VAMC.

Tại TP.HCM

VAMC cũng đang nhận thế chấp nhiều quyền sử dụng đất và dựa án bất động sản dở dang. Như dự án chung cư New Pearl số 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3). Gần 20.000 m2 đất xây dựng Dự án khu cao ốc căn hộ và biệt thự cao cấp BMC – Hưng Long. Dự án trung tâm thương mại và dân cư Hưng Điền (quận 8). Dự án PetroVietnam Landmark (quận 2)…

Ngoài ra, còn nhiều dự án đáng chú ý cũng đang được thế chấp toàn bộ hoặc một phần. Như Khu dân cư 584 Tân Kiên, Bình Chánh (thế chấp trên 600 căn hộ). Chung cư Thái Bình Plaza, quận 2 (thế chấp 141 căn hộ). Dự án 584 Lilama SHB Plaza tại quận Gò Vấp (thế chấp 724 căn hộ)…

Ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi khách hàng

Trong thời gian hơn 2 tháng trở lại đây. Khá nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi khách hàng. Liệu đã có những yếu tố nào gây áp lực lên mặt bằng lãi suất trong thời gian qua cũng như cho giai đoạn sắp tới?.

Ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi khách hàng
Ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi khách hàng

Kênh tiền gửi ngân hàng không còn thu hút?

Đầu tiên là những yếu tố vĩ mô gần đây có dấu hiệu biến động. Ảnh hưởng không nhỏ lên tâm lý người gửi tiền. Đầu tiên vẫn là câu chuyện lạm phát, vốn là một chỉ báo thể hiện giá trị của tiền tệ cũng như dự báo cho tương lai. Nếu lạm phát quá cao đồng nghĩa với tiền tệ bị mất giá và gây áp lực lên lãi suất để có thể giúp ổn định lại giá trị tiền tệ. Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 vừa qua tiếp tục tăng mạnh 0.45% so tháng trước. Theo đó so vói cùng kỳ đã lên mức 3.98%, cận kề với mục tiêu năm đề ra là 4%.

Lạm phát

Lạm phát leo thang trở lại khiến kênh tiền gửi ngân hàng với mặt bằng lãi suất trong cùng thời điểm trở nên kém hấp dẫn đối với người gửi tiền. Vì với lạm phát tăng lên, nếu lãi suất danh nghĩa giữ nguyên thì lãi suất thực mà khách hàng nhận được sẽ giảm xuống. Với triển vọng giá dầu sẽ còn đi lên và giá lương thực. Thực phẩm trong nước có thể biến động mạnh trong mùa bão lụt. Thì lạm phát trong thời gian còn lại của năm nay chịu áp lực không nhỏ.

Thị trường cổ phiếu đã có những bước phục hồi khá tốt

Ngoài ra, trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 cũng chứng kiến tỷ giá trong nước liên tục leo cao. Tiền đồng bị mất giá so với USD trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ diễn ra tại nhiều nền kinh tế và đồng USD tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Điều này khiến việc nắm giữ tiền đồng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Do đó không ít khách hàng thời gian qua có động thái chuyển dịch nắm giữ ngoại tệ trở lại.

Không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý bởi yếu tố lạm phát và tỷ giá. Mà với việc thị trường chứng khoán lẫn chứng khoán có giai đoạn điều chỉnh mạnh từ cuối quý 2 kéo dài sang quý 3. Thì không ít nhà đầu tư có thể đã rút tiền ngân hàng để quay trở lại với 2 kênh đầu tư này, với kỳ vọng thị trường sẽ sớm phục hồi. Thực tế là thị trường cổ phiếu trong giai đoạn gần đây đã có những bước phục hồi khá tốt. Giúp nhiều cổ phiếu tăng đến vài chục % kể từ mức thấp nhất trước đó.

Xem thêm: Vay tiền trả góp HD Saison

Lãi suất ngân hàng đột nhiên tăng

Với lượng tiền gửi bị ảnh hưởng từ những yếu tố trên. Thanh khoản của hệ thống nói chung và một số ngân hàng nói riêng đã bị ảnh hưởng. Đặc biệt là cộng thêm việc Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã rút hàng chục nghìn tỷ đồng ra khỏi hệ thống. Thông qua việc bán ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại hối.

Thanh khoản căng thẳng dẫn đến lãi suất liên ngân hàng từ mức thấp trước đây đã vọt lên trên 4 – 5%. Khiến chi phí vay vốn trên thị trường 2 tăng lên gấp 2 – 3 lần. Vì vậy, một số ngân hàng vốn phụ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường 2. Thì có thể chủ động tăng lãi suất trên thị trường 1 để thu hút tiền gửi của khách hàng với kỳ hạn dài hơn. Thay vì phải đi vay trên thị trường 2 với lãi suất cao tương đương nhưng kỳ hạn ngắn hơn rất nhiều.

Chuẩn bị cho tương lai

Trong khi đó, áp lực thanh khoản lên hệ thống có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi ngày càng đến gần quý 4. Thời điểm nhu cầu thanh toán, sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa thường tăng mạnh để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cao điểm cuối năm. Vì vậy, nhiều ngân hàng có thể chủ động sớm tăng lãi suất. Để giữ vững nguồn vốn cũng như thu hút thêm tiền gửi mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho giai đoạn này.

Đáng lưu ý là từ đầu năm 2019

Tỷ lệ trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ tiếp tục giảm từ mức 45% về chỉ còn 40%. Cần biết rằng nguồn vốn trung dài hạn theo quy định hiện nay thì kỳ hạn để tính toán tỷ lệ trên là tính theo kỳ hạn còn lại. Do đó nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần qua các tháng.

Cụ thể, đối với tiền gửi kỳ hạn 12, 13 tháng theo hợp đồng. Thì sau 1 – 2 tháng số tiền gửi trên sẽ trở thành nguồn vốn ngắn hạn do có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm. Do đó sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của đơn vị,. Vì các khoản vay trung dài hạn của các ngân hàng hiện nay chiếm tỷ trọng lớn là các khoản vay tiêu dùng. Mua nhà, đầu tư dự án bất động sản, nhà xưởng, máy móc, dự án cơ sở hạ tầng,… Với kỳ hạn vài năm đến vài chục năm. Do đó khi tính theo kỳ hạn còn lại thì dù sau vài tháng hay thậm chí vài năm vẫn đang được coi là khoản vay trung dài hạn.

Tổng kết

Chính vì vậy, áp lực phải duy trì nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng là luôn liên tục, thường xuyên và lâu dài. Trong trường hợp không thể giữ vững nguồn vốn trung dài hạn, thì các ngân hàng buộc phải luôn tăng cường. Đẩy mạnh nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo tỷ lệ này không vượt lên trên mức quy định.

Và trong bối cảnh mà nguồn tiền gửi chịu nhiều áp lực như đã nói. Một số ngân hàng bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất. Trong khi những ngân hàng khác trước đó đã phát hành các trái phiếu. Chứng chỉ tiều gửi dài hạn với lãi suất cao để tăng cường nguồn vốn dài hạn. Khiến lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác bị rút ra thì tất yếu. Sẽ kéo theo động thái tăng lãi suất theo sau của những ngân hàng này để đảm bảo mức độ cạnh tranh. Và nếu những áp lực trên vẫn tiếp tục tăng lên. Thì vòng xoáy đua tăng lãi suất sẽ chưa thể sớm kết thúc.

blank
Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *