Theo BVSC, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tỷ giá vẫn cần điều chỉnh nhưng sẽ không cần ở mức quá lớn.

Ngân hàng giảm thiểu tác động từ hạ lãi vay

Trong một báo cáo mới công bố, các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã dự báo VND sẽ mất giá khoảng 3% trong năm nay.

Lý giải cho dự báo này, BVSC cho rằng, trong mô hình tính toán của họ, chỉ số tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa (NEER) và tỷ giá hữu hiệu thực (REER) của Việt Nam hiện đang có xu hướng tăng nhanh (hàm ý VND lên giá) trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7. Điều này chủ yếu là do hiện tại VND đang có xu hướng tăng giá so với hầu hết các đồng tiền trong rổ tiền tệ tham chiếu khi các đồng tiền này đều yếu đi rõ nét so với USD.

Tỷ giá Vietcombank 

BVSC dự báo rằng là tỷ giá có thể tăng 3% vào cuối năm
BVSC dự báo rằng là tỷ giá có thể tăng 3% vào cuối năm

Sau đợt tăng giá bán ra USD của NHNN ngày 23/7 vừa qua, tổng mức mất giá của VND so với USD kể từ đầu năm 2018 đến nay đã hơn 2,5%. Trong khi đó, nếu so với thời điểm đáy ngắn hạn vào tháng 04/2018 thì chỉ số NEER và REER của Việt Nam đã lần lượt tăng 3,3% và 3,8%. Mặc dù vậy, nếu so với lúc cuối năm của 2017 thì mức hiện tại của NEER và REER cao hơn không nhiều (lần lượt chỉ là 0,3% và 1,5%).

Xem thêm Vay tiền Thanh Hóa

Reer là gì

Có nghĩa là mức giá trị trung bình của đồng tiền này so với các đồng tiền khác trên một quốc gia. Nói tóm lại nó là giá trị thực của đồng nội tệ

Tỷ giá có thể tăng

Theo BVSC, điều này hàm ý rằng, NHNN không nhất thiết phải giảm tỷ giá VND thêm với biên độ mạnh. Nếu chỉ xét ở mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang xuất khẩu.

Ngoài ra, hiện tại biến động tỷ giá hiện nay đang theo chiều hướng đồng tiền của các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc) mất giá mạnh, và đồng tiền ở các quốc gia Việt Nam xuất khẩu tăng giá (điển hình là Mỹ). Đây được coi là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập được hàng hóa đầu vào rẻ hơn tương đối, trong khi xuất khẩu vẫn đảm bảo được sức cạnh tranh. Dù vậy, hàng hóa của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh cao so với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác có cùng nhóm hàng xuất khẩu. Do đồng tiền nhiều quốc gia đang mất giá mạnh hơn so với VND.

Kết luận

Nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu, tỷ giá vẫn cần điều chỉnh nhưng sẽ không cần ở mức quá lớn.

Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Mời bạn đánh giá!
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *