Nghe những lời tư vấn ngon ngọt từ nhân viên chăm sóc sắc đẹp, nhiều chị em đã bỏ ra số tiền hàng chục triệu đồng để mua gói sản phẩm chăm sóc da. Không đủ tiền thì ký hợp đồng mua trả góp hàng tháng hoặc hàng ngày. Khi phát hiện mình bị lừa, nhiều người mang mỹ phẩm trả lại nhưng không được. Hợp đồng đã ký, tiền mất tật mang. Chị em phụ nữ cần cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp đắt tiền.

Những lời chào mua mỹ phẩm trả góp hàng chục triệu đồng

Theo ghi nhận của cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Trong quý III/2019 khiếu nại liên quan đến việc mua mỹ phẩm chăm sóc da mặt tăng cao. Theo phản ánh của người mua cho rằng chất lượng sản phẩm không tương ứng với giá trị mà họ đã bỏ ra. Nhiều người không đủ tiền mua sản phẩm này đã vay trả góp ngân hàng để mua về sử dụng. Họ chỉ nghe những nội dung tư vấn từ phía nhân viên. Không đọc kỹ hợp đồng đã vội vàng đặt bút vào ký.

Khi chị em phụ nữ phát hiện giá trị của bộ mỹ phẩm mua tại spa cao gấp đôi giá thị trường niêm yết. Thì có đem đến cửa hàng trả nhưng không được chấp nhận từ đó gây ra tranh chấp. Theo quy định của pháp luật, đối với những trường hợp như vậy. Cơ quan chức năng giải quyết căn cứ vào nội dung trong bảng hợp đồng. Vì vậy phần bất lợi nhiều nhất thuộc về người tiêu dùng. Cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp đắt tiền.

Cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp đắt tiền
Bộ mỹ phẩm được bán hàng chục triệu đồng tại spa

Vào “tròng” nợ nần khi mua mỹ phẩm làm đẹp

Với lời chào trải nghiệm dịch vụ chăm sóc da miễn phí trị giá 1,2 triệu đồng. Nhiều khách hàng đã rơi vào tình cảnh nợ nần. Vì đã lỡ tay ký vào bảng hợp đồng vay trả góp đồng ý mua bộ mỹ phẩm giá 40 triệu đồng của spa Deaura.

Chị Nguyễn Hoài Lan (Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại của nhân viên giới thiệu về chương trình khuyến mãi tại spa. Khi đến trải nghiệm lần đầu là hoàn toàn miễn phí cũng không mất bất kỳ chi phí nào cả. Gói chăm sóc da mặt tại trung tâm dịch vụ Spa Deaura 68 Nguyễn Du, Hà Nội. Công ty không phải bán hàng đa cấp hay ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm. Thấy miễn phí chị Lan đồng ý. Hôm sau chị đến spa theo như lời giới thiệu của nhân viên tư vấn được đón tiếp nhiệt tình. Sau khi sử dụng xong chị Lan thấy da trắng sáng và láng mịn nên chị rất thích.

Xem thêm vay kinh doanh trả góp dài hạn

Vay trả góp mua mỹ phẩm đắt tiền

Lúc này Chị Lan được mời qua xem bộ mỹ phẩm mà được cho là đã sử dụng cho chị trong suốt thời gian thử nghiệm. Nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm cho biết đây là bộ chăm sóc da mặt và phần cổ. Giúp gia trắng sáng bật tông, trẻ hóa làn da, nâng cơ mặt, hạn chế tình trạng chảy xệ da. Giá gốc của bộ sản phẩm là 57 triệu đồng, đang nằm trong chương trình khuyến mãi giảm giá sốc trong năm. Công ty sẽ giảm giá cho khách hàng còn 40 triệu đồng. Khi mua tặng kèm thêm một liệu trình triệt lông tại spa.

Chị Lan bảo đắt quá không đủ tiền mua, chỉ xem cho biết thôi chứ không có tiền. Nhân viên nhanh chóng đáp bên em đang có chương trình trả góp. Nếu chị không có tiền thanh toán một lần thì mỗi ngày góp 50 nghìn đồng. Nếu xài thấy không hiệu quả trong 1 tháng sẽ hoàn lại tiền. Thấy quảng cáo quá hấp dẫn với lại đây là hàng ngoại chắc xài hiệu quả. Nhiều chị đồng nghiệp công ty xài mỹ phẩm Việt Nam mà giá gần 60 triệu đồng/bộ. Đang phân vân không biết thế nào thì nhân viên đem bộ hợp đồng ra bảo tôi ký vào. Tổng cộng ký 3 hay 4 tờ gì đó tôi không nhớ, cũng không có đọc lại hợp đồng – chị Lan nói. Mọi người cần cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp đắt tiền nhé.

Mua rồi không trả lại được

Khi về nhà, Chị Lan đem bộ sản phẩm chăm sóc da ra xem lại. Trong đó có 10 món: nước hoa hồng, kem dưỡng ban ngày, kem dưỡng ban đêm. Nước thần se khít lỗ chân lông, mặt nạ dưỡng trắng, kem đắp mặt dưỡng ẩm, thìa nhựa… Chị đọc lại những tờ giấy đã ký lúc nãy. Lúc này mới biết mình ký vào hợp đồng vay của công ty tài chính Fe Credit thuộc ngân hàng VPbank.

Lúc đó, chị Lan nhớ ký vào mấy tờ giấy do nhân viên lật trang này sang trang khác liên tục mà không đọc lại hợp đồng. Rồi nhanh chóng bỏ sản phẩm vào túi đưa tôi xách về. Lên mạng tìm hiểu check mã vạch cũng như gõ tên mỹ phẩm lên google để tìm hiểu. Chị Lan mới té ngửa, thật sự bộ mỹ phẩm chị mua giá thị trường niêm yết chỉ có 21,5 triệu đồng. Sự thật không như những lời nhân viên tại spa đã tư vấn.

Một người khác cũng gặp trường hợp như chị Lan đó là chị Nguyễn Thanh Thư. Chị Thư cho biết lý do ký vào hợp đồng vay trả góp. Đó là tôi cứ tưởng ký vào để hoàn tất buổi trải nghiệm chăm sóc da mặt miễn phí dành cho khách hàng. Chứ không biết là mình đang ký vào bảng hợp đồng mua hàng trả góp gì cả. Đến khi phía ngân hàng gọi điện đòi nợ tôi mới biết mình bị lừa.

Hợp đồng vay trả góp đã ký, tiền mất tật mang

Không riêng gì chị Lan và chị Thư, nhiều người khác cũng đã mua sản phẩm của Deaura. Chị Lan mua 40 triệu, có người mua giá 45 triệu một bộ sản phẩm. Còn có người mua giá 47 triệu đồng. Không như lời nhân viên nói, nếu xài không hiệu quả thì hoàn trả lại tiền. Khách hàng khi về nhà mới phát hiện mình bị lừa và đem đến spa trả lại nhưng không được. Có người ngồi cả ngày ở spa nếu không trả được sẽ không về nhà, spa sợ bị dòm ngó nên đồng ý đổi. Ngược lại khách hàng phải bị phạt 5 triệu đồng vì vi phạm các điều khoản trong hợp đồng. Chị Minh Anh (Hải Phòng) cho biết bị mất 5 triệu đồng xem như bài học cho chính bản thân mình.

Đối với những khách hàng đã vô tình đặt bút ký vào hợp đồng vay trả góp giờ phải còng lưng trả nợ. Rất nhiều người đã gửi khiếu nại về việc đơn vị thu hồi nợ tự động gọi điện nhắn tin. Với mục đích quấy rối, đe dọa phải trả nợ nếu không sẽ cho bộ phận đòi nợ đến nhà. Cảnh báo thủ đoạn mới công ty mỹ phẩm và ngân hàng bắt tay nhau liên kết. Để tiêu thụ mỹ phẩm được cho là hàng ngoại. Cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp.

Sự thật về dòng sản phẩm đắt đỏ này

Luật sư Trương Thành Đức công ty Luật Basico cho rằng rủi ro không những đến với người tiêu dùng. Mà còn ảnh hưởng đến phía ngân hàng Vpbank khi người mua không có khả năng trả nợ. Trước sự việc ầm ĩ như vậy, phóng viên VTV đã liên hệ đến ngân hàng Vpbank. FE Credit và công ty Deaura nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính đáng. Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã có văn bản gửi đến ngân hàng nhà nước. Về việc cho vay bất thường của những ngân hàng trên. Luật sư cũng cho biết thêm, trước đây cục quản lý thị trường Hà Nội cũng đã thu giữ nhiều mỹ phẩm. Hàng kém chất lượng mang nhãn hiệu của Deaura, đây được xác định là hàng nhập lậu.

Nhiều người tiêu dùng đã khiếu nại bên cung cấp sản phẩm. Họ có những thông tin không rõ ràng trong quá trình giới thiệu bộ mỹ phẩm chăm sóc da. Cũng như hỗ trợ dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng trả sau. Theo như lời tư vấn khách hàng được hứa khi không sử dụng, hoặc xài không bật tông, không hiệu quả. Người mua sẽ được trả lại sản phẩm và được hoàn tiền nhưng thực tế lại khác xa. Khiến người tiêu dùng ôm một khoản nợ lớn từ trên trời rơi xuống.

Đại diện công ty Deaura nói gì

Nhiều sản phẩm dịch vụ hàng hóa đã áp dụng hình thức mua trả góp như bất động sản, nhà đất, hàng hóa, hàng điện tử. Deaura cũng đang áp dụng hình thức trả góp này vào các sản phẩm có tại công ty để phục vụ cho chị em phụ nữ hiện đại. Một khi khách hàng vay bên tổ chức tín dụng thì cả hai bên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Khách hàng xác nhận đồng ý vay và ngân hàng đồng ý giải ngân thì công ty mới cung cấp sản phẩm. Quyết định là ở người tiêu dùng, Deaura không ép khách hàng. Nếu khách hàng bảo công ty lừa đảo là sai hoàn toàn – đại diện Deaura chia sẻ. Hiện tại công ty vẫn đang tiếp nhận tất cả thông tin phản ánh từ khách hàng để có hướng giải quyết tối ưu nhất. Cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp.

Xem thêm Quy đổi 100 USD to VND

Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo

Chúng tôi khuyên người tiêu dùng khi mua các sản phẩm trả góp như mỹ phẩm đắt tiền. Bạn cần tham khảo tìm hiểu kỹ công ty sản xuất, chất lượng sản phẩm trên thị trường. Trong trường hợp đồng ý quyết định mua hãy đọc kỹ hợp đồng vay trả góp. Đọc kỹ từng điều khoản trong hợp đồng về chính sách đổi trả, lãi suất hàng tháng. Số tiền trả góp mỗi tháng là bao nhiêu, nếu trả trước hạn thì lãi suất như thế nào.

Nếu nhân viên tư vấn hối thúc, không cho đọc kỹ từng nội dung trong hợp đồng thì người mua nên thận trọng. Kiên quyết không được ký hợp đồng cho qua chuyện. Trước khi ký vào trang nào phải đọc nội dung của văn bản nói gì, nếu không đừng ký.

Tỷ lệ khiếu nại tăng

Trong tháng cuối của quý III/2019 đã có 35% đơn khiếu nại của người mua. Nội dung phản ánh về công ty, doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm không chính xác như đã tư vấn. Gây ra tranh cãi giữa người tiêu dùng với bên cung cấp sản phẩm về chính sách đổi trả. Đa số, người mua khi đã đồng ý mua bộ sản phẩm đắt tiền rồi thì không được trả lại như nhân viên nới ban đầu. Điều này khiến cho nhiều chị em phụ nữ khá bức xúc. Chính vì vậy mà đơn khiếu nại, tố cáo gửi về cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều.

Tổng kết

Cảnh giác khi mua mỹ phẩm trả góp đắt tiền đây là khuyến cáo dành cho tất cả chị em phụ nữ hiện nay. Biết rằng mỹ phẩm hàng nước ngoài là tốt và chất lượng nhưng không phải tất cả đều là hàng thật. Hãy thận trọng và sáng suốt khi quyết định mua sử dụng sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Chúng tôi khuyên bạn rằng hãy là một nhà tiêu dùng thông minh có sự lựa chọn đúng đắn trước khi rủi ro ập tới.

Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *