Dịch viêm phổi Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người tiêu dùng hiện nay. Người bị giảm giờ làm, cắt lương, giảm doanh thu, nặng nhất là mất việc khiến nhiều người thất nghiệp. Trong khi tiền thuê nhà, tiền mặt bằng, tiền trả nợ cho ngân hàng vẫn phải đóng đầy đủ. Người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng, thiết nghĩ ngân hàng cần xem xét và cân nhắc giãn nợ. Để giúp đỡ khách hàng cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng

Hiện tại nhiều ngân hàng đưa ra chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của dịch viêm phổi vi rút Corona gây ra. Nhất là chủ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng khách sạn. Thực phẩm, ăn uống, giải khát, điện tử, điện lạnh. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục đều bị ảnh hưởng.

Không chỉ doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch viêm phổi Covid-19. Mà bên cạnh đó cá nhân người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng. Các khoản vay với mục đích tiêu dùng, vay mua xe, vay mua nhà trả góp, căn hộ chung cư. Họ cũng bị áp lực trả lãi ngân hàng trong khi có hàng trăm thứ phải thanh toán như tiền thuê nhà, thuê mặt bằng, điện nước. Hiện nay, rất nhiều cá nhân, người vay đã làm đơn đề xuất gửi đến ngân hàng. Hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để yêu cầu xem xét được giảm lãi suất. Bên cạnh đó kéo dài thời hạn trả nợ ra vài tháng đến 1 năm để họ đỡ áp lực trả nợ ngân hàng.

Người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 người vay lao đao với khoản nợ vay ngân hàng

Người mua nhà trả góp điêu đứng

Vợ chồng anh Nguyễn Duy Tân (35 tuổi, TPHCM) sau nhiều năm tiết kiệm tháng 10/2019 quyết định mua nhà mới. Trị giá căn nhà 1,8 tỷ đồng, trong tay chỉ có 800 triệu đồng. Còn 1 tỷ là tiền vay ngân hàng trả góp hàng tháng. Mỗi tháng thu nhập từ tiền lương của vợ chồng anh tầm khoảng 30 triệu đồng. Số tiền 15 triệu đồng trả tiền ngân hàng hàng tháng. Còn lại bao nhiêu chi tiêu ăn uống chi phí cho 4 người trong gia đình.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát hoành hành khiến cho gia đình của anh chị gặp không ít khó khăn. Vợ anh Tân là quản lý nhà hàng tại một khách sạn ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Dịch bệnh viêm phổi hoành hành diễn biến ngày càng phức tạp. Khách ngày càng vắng buộc nhà hàng phải đóng cửa. Chị Lan (vợ anh Tân) và toàn bộ dàn nhân viên phục vụ phải nghĩ việc tạm thời không lương.

Hiện tại thu nhập chỉ còn phải bám víu vào lương hàng tháng của anh Tân khoản 16 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, hàng tháng phải trích ra 15 triệu để đóng tiền lãi và gốc cho ngân hàng. Còn lại 1 triệu chỉ đủ trả tiền điện nước. Anh chị phải lấy số tiền dự phòng mà lâu nay tích góp được để xoay sở ăn uống.

Chị Lan cho biết gần tới đáo hạn trả tiền cho ngân hàng tháng này rồi mà vợ chồng tôi chưa xoay sở được tiền. Không biết phải tính toán như thế nào nữa, chắc phải vay mượn bố mẹ. Tôi đã liên hệ với NH để nhờ giúp đỡ khoanh nợ cho người mua nhà. Nhưng phía NH bảo đang xin ý kiến của lãnh đạo, khi nào có quyết định sẽ thông báo. Người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng sắp đến hạn.

Xem thêm: Ngân hàng giảm lãi suất vay trong đại dịch nCoV

Gửi đơn xin giãn nợ nhưng chưa thấy hồi âm

Đó là trường hợp của cô giáo Lê Thị Tuyết Mai – giáo viên trường Nguyễn Thị Minh Khai TPHCM. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, theo chỉ đạo của thành phố. Giáo viên và học sinh trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến đại học được nghĩ. Được biết năm 2019 vợ chồng cô Mai có vay của ngân hàng 800 triệu đồng để mua một căn hộ chung cư. Mỗi tháng trả nợ ngân hàng khoảng 12 triệu đồng tiền lãi lẫn gốc. Thu nhập chính dựa vào đồng lương đi dạy của hai vợ chồng.

Thế nhưng 2 tháng nay nghĩ dạy mọi chi tiêu trong gia đình bị xáo trộn vì tất cả phải dồn vào việc trả nợ cho ngân hàng. Tháng trước còn thiếu phải vay thêm của họ hàng người thân trong gia đình. Cô Mai có liên hệ đến ngân hàng để xin xem xét kéo dài thời gian thanh toán trong mùa dịch. Nhưng cán bộ ngân hàng trả lời rằng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp, chứ cá nhân thì chưa.

Thầy Hồ Văn Tuấn – giáo viên một trường cấp 3 ở TPHCM vay ngân hàng mua nhà với số tiền 1,5 tỷ đồng. Từ khi bị dịch viêm phổi bùng phát thu nhập của thầy giảm đi đáng kể. Thu nhập giảm đến hơn 60% so với những tháng trước. Không đủ tiền trả ngân hàng, vợ chồng thầy phải chạy vay mượn khắp nơi để trả ngân hàng đúng hạn. Thầy Tuấn có liên hệ với ngân hàng nhưng nhân viên bảo rằng. Không lẽ mấy năm nay làm ăn vợ chồng anh chị không có tiền tiết kiệm hay sao. Gửi đơn lên đề nghị ngân hàng giảm lãi suất trong mùa dịch nhưng được trả lời là ngân hàng đang xem xét. Người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng trả lãi hàng tháng.

Hỗ trợ nhưng tùy trường hợp của mỗi người vay

Nhiều ngân hàng cho biết, từ 1 tháng trở lại đây ngân hàng nhận được rất nhiều đơn yêu cầu xem xét. Cũng như nhiều người lo lắng đã đến trực tiếp ngân hàng để được giúp đỡ. Đa số là khách hàng có khoản vay tại ngân hàng như vay mua nhà trả góp, mua xe ô tô, mua nhà dự án bất động sản. Một số người vay vào mục đích tiêu dùng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Hiện tại theo chỉ thị của Chính Phủ tất cả cơ sở kinh doanh, công ty, cửa hàng phải đóng cửa. Trong khi tiền thuế, tiền mặt bằng, điện, nước, tiền thuê nhà tất tần tật các khoản người dân phải đóng đầy đủ. Giờ thêm khoản tiền nợ ngân hàng mỗi tháng nữa. Khiến cho người dân điêu đứng, lao đao không biết phải làm thế nào.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chovaytienmatnhanh.vn thì không phải người vay nào cũng được hỗ trợ giảm lãi suất. Không phải khách hàng nào cũng được kéo dài thời hạn trả nợ NH. Để được xem xét giảm lãi suất thì khách hàng đó phải thỏa mãn được các điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Người vay phải chứng minh được nguồn thu nhập của mình đang giảm. Nguồn thu nhập giảm đó từ ngành nghề mà anh chị kê khai trong hồ sơ vay vốn ban đầu. Giảm lãi suất, kéo giãn nợ cho người trong diện bị cách ly phải có giấy xác nhận, giấy chứng nhận của cơ sở y tế.

Xem thêm: Hỗ trợ vốn vay cho người bán dâm hoàn lương

Ý kiến từ phía ngân hàng

Khi được hỏi ngân hàng có chính sách gì hỗ trợ cho người vay trong mùa dịch bệnh Covid-19 không. Đại diện lãnh đạo một ngân hàng cho hay chúng tôi đã đưa ra một số quy định về đối tượng. Lãi suất giảm tương ứng và khoanh nợ, kéo dài thời hạn trả nợ cho một số khách hàng. Nhưng không áp dụng đại trà, phải xem xét giải quyết trên từng trường hợp cụ thể và thật sự thỏa đáng. Không có một công thức chung nào áp dụng giảm lãi suất cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cho nên không phải trường hợp nào đề xuất xem xét cũng được hỗ trợ.

Một số ngân hàng còn bối rối và lúng túng khi chúng tôi đặt ra câu hỏi. Ngân hàng có chính sách gì hỗ trợ khách hàng cá nhân trong mùa dịch này không. Phía ngân hàng chỉ trả lời rằng chúng tôi đang điều chỉnh và cân nhắc xem xét.

Người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng

Nhiều khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng, vay mua ô tô, vay mua nhà. Họ đang gặp khó khăn trong mùa dịch bệnh này với khoản nợ vay ngân hàng. Doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn. Họ sẽ giảm bớt nhân công, thậm chí cho nhân viên nghĩ việc. Nghĩ việc người dân sẽ không có thu nhập trong khi hàng tháng bao nhiêu chi phí phải thanh toán. Trong đó nặng nhất đó chính là khoản nợ vay của ngân hàng.

Một số ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân nhưng phải là khách hàng mới. Giảm lãi suất từ 2% đến 5%/năm nhưng chỉ dành cho người vay mới mà thôi. Thiết nghĩ trong mùa dịch này thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ giảm mạnh. Cho nên thay vì giảm lãi suất cho khách hàng mới thì ngân hàng nên giãn nợ. Thay đổi kỳ hạn thanh toán dành cho khách hàng cũ đã vay trả góp ngân hàng mua nhà, mua xe. Người vay cần được khoanh nợ để giúp họ đỡ bị áp lực. Đỡ gánh nặng cho khoản nợ ngân hàng sắp đến hạn. Người dân lao đao với khoản nợ vay ngân hàng trong mùa dịch Covid-19.

Ngân hàng ngại giãn nợ vì sao?

Ngân hàng không thực hiện việc cơ cấu nợ cho khách hàng. Lý do bởi vì sợ ảnh hưởng đến lãi dự thu. Lãi dự thu hay còn gọi là thu nhập hàng tháng của ngân hàng. Chính vì vậy mà các ngân hàng ngại giãn nợ, kéo dài thời hạn thanh toán cho người vay. Cho nên tùy từng trường hợp thẩm định cụ thể mà NH sẽ cân nhắc, xem xét chứ không đại trà.

Một số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay Chính Phủ cần tiếp sức và hỗ trợ nguồn tiền từ ngân sách. Có như vậy mới gỡ khó được cho người dân bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.

Ngân hàng cần chia sẻ với khách hàng

Người vay đang gặp khó khăn không lẽ ngân hàng làm ngơ. Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Công ty, doanh nghiệp đóng cửa. Nhân viên cho nghĩ việc khiến thu nhập của họ giảm. Trong khi chi phí điện nước ăn uống, tiền thuê nhà, mặt bằng, trả lãi ngân hàng vẫn phải gồng gánh. Đại diện một số ngân hàng cho biết, biết rằng việc giảm lãi suất. Kéo dài thời hạn trả nợ, khoanh nợ cho khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Nhưng có thể nói đây là giải pháp phù hợp nhất cho cả hai bên người vay và bên cho vay.

Hỗ trợ khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi ngân hàng ACB tung ra gói hỗ trợ 25.000 tỷ đồng. Trong đó 12.000 tỷ hỗ trợ cho doanh nghiệp, số tiền còn lại hỗ trợ cho khách hàng là cá nhân. Giảm lãi suất tối thiểu 5,5%/năm. Sacombank hỗ trợ giảm lãi suất 2%/năm dành cho khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng. Mua nhà trả góp, xe trả góp, NH tung gói tín dụng hỗ trợ dư nợ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nam Á giảm lãi suất 0,5% đến 1%/năm so với lãi suất hiện hành. Eximbank dành 4.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 là khách hàng cá nhân.

Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *