Khi khách hàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng nhiều người chỉ quan tâm đến lãi suất cho vay. Mà không lưu ý đến phương thức thanh toán cũng như các khoản phí khác. Đến lúc trả nợ tính ra tổng số tiền trả gần bằng số tiền gốc đã vay.

Nợ ngập đầu khi vay tín chấp ngân hàng
Khách hàng phải trả nợ ngập đầu khi đi vay tín chấp tại ngân hàng

Phản hồi của khách hàng

Đã có rất nhiều người chỉ biết im lặng trả nợ số tiền phát sinh thêm mà không biết ở đâu ra. Lý do mà khách hàng mới biết sau này đó chính là không đọc kỹ hợp đồng cho vay tín chấp ngân hàng.

Trường hợp của Chị Trâm

Vì đang cần vay tiền gấp đóng tiền phẩu thuật cho con trai mình bị tai nạn giao thông. Chị Nguyễn Thanh Trâm (31 tuổi quận Tân Phú, TPHCM). Trong lúc chưa xoay sở được tiền ở đâu nên chị Trâm đã tìm đến một công ty tài chính cho vay nhanh trong ngày. Lúc đó, chị vay 62 triệu đồng thời gian vay trong vòng 36 tháng.

Chi Trâm kể – “vì cần tiền gấp nên đã đồng ý với lãi suất vay hiện tại và tất cả các phí làm hồ sơ. Với khoản vay 62 triệu đồng tôi phải trả tổng cộng hết số tiền gốc và lãi luôn là 105 triệu đồng”.

Tính đến thời điểm chị Trâm chia sẻ, chị đã trả được 15 tháng rồi. Vì mọi chi phí lo cho con trai hết. Một phần công việc còn chưa ổn định nên thu nhập chỉ đủ ăn qua ngày không dư dã nhiều. Với số tiền vay 62 triệu chị phải trả thêm tiền lãi 43 triệu đồng tính ra lãi suất 39%/năm. Nhưng chị xem lại bảng hợp đồng đã ký kết trước đây giữa bên cho vay và bên vay (chị Trâm). Lãi suất ghi chỉ có 3,05% cho một tháng tính trên dư nợ giảm dần, trả càng sớm thì lãi suất càng thấp. Thế mà trong quá trình trả lại có nhiều khoản phí phát sinh không hề biết.

Xem thêm: Vay 150 triệu

Kết quả

Tôi không ngờ giờ mình phải gánh nặng món nợ quá lớn với lãi suất cao cắt cổ như vậy – vừa khóc chị Trâm vừa chia sẻ.

Bản thân chị Trâm cũng không thể lường trước được sự việc như vậy. Vì cần tiền gấp cho con trai chạy chữa bệnh nên đã ký đại vào bảng hợp đồng. Hàng tháng tôi vẫn trả đều đặn mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Trả được 15 tháng rồi giờ tôi kiệt sức lắm rồi. Nếu biết vậy tôi đã không đụng đến dịch vụ này rồi. Nợ ngập đầu khi vay tín chấp ngân hàng là có thật mong mọi người đừng bị mắc bẫy. Đây có thể gọi là tín dụng đen lãi suất cao cắt cổ. Hãy tránh càng xa càng tốt các bạn nhé – chị Trâm chia sẻ lại.

Thủ tục càng đơn giản lãi suất càng cao

Trong thời gian qua, việc vay tín chấp ngân hàng với thủ tục đơn giản giải ngân nhanh trong ngày, vay là có ngay. Hình thức thanh toán trả góp linh hoạt và dài hạn, hạn mức cho vay không giới hạn. Đây là một trong những chiến lược mà công ty tư vấn tài chính và một số ngân hàng đưa ra quảng bá nhiều nhất hiện nay. Vì đang cần gấp và thủ tục quá đơn giản nhanh gọn lẹ kết hợp với thời gian giải ngân nhanh chóng. Khách hàng đã vội vàng đồng ý khoản vay cộng với phí làm hồ sơ ban đầu. Đến khi không trả nổi nữa mới sực nhớ xem lại hợp đồng thì phát hiện rằng lãi suất cao cắt cổ.

Theo quy định của pháp luật đang hiện hành. Thì lãi suất mà các ngân hàng dành cho gói vay tiêu dùng là không quá 25% trên 1 năm tính theo dư nợ giảm dần. Nhưng thực tế thì lãi suất mà các công ty tài chính. Một số ngân hàng cho vay theo hình thức vay tín chấp tiêu dùng rất cao. Linh động tùy từng trường hợp mà phí cao hay thấp.

Cắt nhiều khoản khác gì cho vay nặng lãi

Các trang web cho vay tín chấp ngân hàng có tiền nhanh trong ngày với lãi suất 1,5%, 1,57%. 2,5%, 2,75% một tháng. Tương đương lãi suất dao động từ 30% đến 50%/năm.

Một trường hợp của anh Hoàng Hải (Bình Thạnh, TPHCM) có vay tại ngân hàng số tiền 20 triệu đồng. Sau 6 tháng số tiền gốc và lãi anh phải trả tổng cộng là 30 triệu đồng. Tức lãi suất 10 triệu trong vòng 6 tháng. Hết hồn anh tranh thủ vay mượn người thân trả hết trước hạn hợp đồng, chấp nhận đóng phạt.

Chị Ngọc Hòa (32 tuổi, Bình Dương) vay tại ngân hàng gần nhà số tiền 30 triệu trong vòng 1 tháng. Hình thức trả góp bên này là góp ngày. Vì chị buôn bán nên có thu nhập hàng ngày. Vì đang cần tiền gấp để mua hàng về bán chị vay 30 triệu mỗi ngày góp 1,5 triệu đồng trong 30 ngày. Mặc khác, vì lần đầu chị vay nên phí làm hồ sơ 15% tức 4,5 triệu đồng. Tổng cộng số tiền chị phải trả là 49,5 triệu đồng trong 1 tháng. Quá kinh khủng khiếp, chị chia sẻ: “Thật vậy, nợ ngập đầu khi vay tín chấp ngân hàng. Mong rằng sẽ không có ai bị như tôi”.

Nhận xét của phía lãnh đạo Nhà nước

Ông Nguyễn Hoàng Minh đang là phó giám đốc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. Ông cho biết rằng để bù đắp lại số nợ xấu thì các công ty tài chính. Một số ngân hàng thường treo quảng cáo lãi suất thấp. Nhưng khi trực tiếp liên hệ tư vấn thì đưa ra lãi cao ngất ngưỡng. Trong khi các quy định đó lại không được thừa nhận. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo ý kiến của Ông Przemyslaw Pawel Januszaniec hiện là giám đốc ban quản trị rủi ro, Công ty tài chính VPBank FC. Ông thừa nhận rằng mức lãi suất cho vay của các ngân hàng tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Dựa vào đối tượng, thu nhập, lịch sử vay tín dụng của khách hàng.

Các ngân hàng khi giao dịch với khách hàng đều yêu cầu giấy tờ gốc đầy đủ. Hợp đồng chi tiết đầy đủ, lãi suất % phải trả và thanh toán trong bao lâu. Quy định khoản nộp phạt nếu đóng trễ.

Đối với công ty tư vấn tài chính người vay có thể vay theo CMND và sổ hộ khẩu photo. Thủ tục đơn giản có thể vay tín chấp theo hóa đơn tiền điện nước. Vay theo thẻ tín dụng ngân hàng, giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty. Chính vì những thủ tục dễ dàng như vậy. Nhiều khách hàng vì đang cần tiền gấp đã bị lôi cuốn dù được biết thông tin cảnh báo nên tránh xa.

Khi nào có thể vay ngân hàng mua nhà

Để dành dụm được một số tiền mua nhà không phải là vấn đề dễ dàng. Khoản tiền để mua nhà là một khoản chi tiêu lớn của mỗi người khi có ý định mua nhà trả góp.

Bạn cần phải đánh giá khả năng tài chính của bản thân trước khi có ý định mua nhà. Nhằm tránh các trường hợp xấu nhất có thể mất. Hoặc không có khả năng trả nợ trong tương lai sau này. Cách khả thi nhất có thể đó là vay ngân hàng để mua nhà.

Đánh giá khả năng tài chính

Gồm 3 yếu tố đánh giá khả năng tài chính. Khi bạn có ý định khi nào có thể vay ngân hàng mua nhà:

+ Thứ nhất là số tiền mà người vay tiết kiệm được trong tháng. Sau khi đã trừ hết chi phí ăn uống, chợ búa, tiền học phí con cái. Đó gọi là khả năng tài chính của bản thân.

+ Thứ 2 đó là nguồn hỗ trợ tài chính từ phía gia đình, họ hàng, bạn bè. Khoản cho vay này có thể không tính lãi suất hoặc có tính nhưng lãi suất thấp. Tùy theo thỏa thuận của 2 bên. Này được gọi là khả năng tài chính được hỗ trợ.

+ Thứ 3, khả năng khả nợ: người đi vay phải tính kỹ số tiền phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Nắm được rằng khả năng chênh lệch, biến động của lãi suất có thể tăng lên bao nhiêu. Đảm bảo nằm trong khả năng chi trả và tầm kiểm soát của mình. Chính vì vậy mà các chuyên gia tài chính khuyến cáo rằng. Nếu có ý định mua nhà bạn chỉ nên vay từ 25% đến 35% giá trị của căn nhà. Đặc biệt, họ khuyên rằng không nên vay vượt quá 45%.

Chắc hẳn nắm được 3 yếu tố trên sẽ giải quyết được câu hỏi của các bạn khi nào có thể vay ngân hàng mua nhà. Ngoài ra, người vay còn lưu ý đến các khoản thuế và phí cố định như: lệ phí trước bạ, phí thẩm định làm hồ sơ, thuế thu nhập cá nhân hàng tháng.

Hàng tháng trả góp bao nhiêu nếu muốn vay mua nhà

Theo con số mà các chuyên gia đưa ra, có lời khuyên dành cho người tiêu dùng, áp dụng quy tắc 26/34. Có nghĩa là tổng chi phí để dành cho việc mua nhà thấp hơn 26% thu nhập mỗi tháng. Đồng thời không vượt quá 34% số tiền nợ, chính vì vậy mà đa số ngân hàng hiện nay đều áp dụng cách này để tính. Ngân hàng xem khả năng trả nợ của bạn sẽ như thế nào mới quyết định có nên cho anh chị vay nhằm mục đích mua nhà hay không.

Nếu kết quả cho rằng tỷ lệ nợ của quý khách trên 34% tổng thu nhập thì sẽ không được hỗ trợ cho vay. Hoặc giả sử trường hợp được vay thì các bạn phải trả lãi và phí cao hơn, tùy ngân hàng linh động giải quyết. Vì vậy, anh chị nên thân trọng với vấn đề khi nào có thể vay ngân hàng mua nhà. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định các bạn nhé.

Nợ vì chủ quan khi mua nhà trả góp

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng khó khăn, đâu phải ai sinh ra và lớn lên cũng có điều kiện như nhau. Khi đã lập gia đình hoặc vẫn còn đang độc thân, dù đã đi làm nhưng đâu phải ai cũng có tiền mua nhà riêng liền cho gia đình hoặc cá nhân.

Nếu thu nhập cao kết hợp với gia đình có điều kiện được ba mẹ, người thân hỗ trợ vốn thì dễ dàng. Nhưng nếu thu nhập thấp không có khả năng mua nhà riêng thì phương án khả thi nhất đó là mua nhà trả góp. Thu nhập hàng tháng trả góp tiền mua nhà được nhiều người dân cho là sự lựa chọn sáng suốt nhất hiện nay. Nhưng ẩn đằng sau đó, nếu không tính toán kỹ lưỡng khách hàng sẽ bị trả lãi oan mà không hề hay biết.

Xem thêm: Vay tiền góp đứng

Phản hồi của một khách hàng

Chị Nguyễn Lan ở Bình Thạnh TPHCM vẫn còn bàng hoàng trả nợ vì chủ quan khi mua nhà trả góp. Cụ thể tháng 6 năm 2017 chị Lan có mua một căn hộ với gia 1,3 tỷ đồng trong khi số tiền hiện có hai vợ chồng chỉ 300 triệu. Chị đã nghiên cứu kỹ hợp đồng và có biết rằng lãi suất sẽ tăng sau 1 năm là hết ưu đãi. Chị nghĩ hai vợ chồng cố gắng làm ăn, nếu lãi suất có tăng lên nhưng chắc sẽ không đáng kể, trong tầm tay của họ nếu cố gắng.

Lãi suất tăng đột biến

Vì chị đang làm công ty có bảng lương hàng tháng nên vay được ngân hàng 600 triệu đồng, mượn họ hàng bạn bè thêm 100 triệu. Đến tháng 7 vừa rồi, ngân hàng báo chị phải nợp hơn 15 triệu đồng, riêng số tiền lãi là 7,2 triệu đồng. Tôi rất bất ngờ, vì tính đến thời điểm hiện tại vợ chồng chị đã trợ được 150 triệu đồng rồi. Thì lãi phải càng giảm chứ, sao lại tăng lên.

Vội vàng gọi đến chuyên viên ngân hàng thì nhận được câu trả lời rằng từ tháng 7 chị đã hết hưởng lãi suất ưu đãi. Lãi suất tiết kiệm sẽ tăng lên, vì vậy số tiền lãi hàng tháng sau này phải trả cao hơn. Một phần mượn ở ngoài trước đây, bạn bè gọi điện đòi nên chị chạy vay khắp nơi để lấy chỗ này đắp chỗ kia. Lương ông xã làm tự do không đủ trang trải chủ yếu dựa vào mức lương hàng tháng của chị. Giờ chị Lan lao đao khi mọi dự tính không như đã dự đoán trước đây dù đã nghiên cứu hợp đồng vay rất kỹ. Đúng là nợ vì chủ quan khi mua nhà trả góp – chị Lan kể. Vì vậy quý khách hàng đừng để nợ ngập đầu khi vay tín chấp ngân hàng.

Số tiền chi tối đa mỗi tháng cho nhà ở

Các nhà chuyên gia tài chính khuyên rằng dù đã có nhà hay ở nhà thuê thì người tiêu dùng không nên dành quá 35% đến 45% thu nhập mỗi tháng chi cho nhà ở. Tính ra nếu thu nhập hàng tháng của anh chị là 30 triệu đồng thì không nên chi quá 10 triệu đến 12 triệu cho nhà ở. Các bạn đừng để nợ vì chủ quan khi mua nhà trả góp nhé.

Kết luận

Đặc điểm chung của các trường hợp như trên là thủ tục cho vay đơn giản. Thời gian giải ngân lại nhanh chóng có tiền trong ngày. Khách hàng chỉ nhìn vào con số lãi suất theo tháng, theo ngày mà bên cho vay đưa ra. Nếu tính theo % cả năm thì đúng là lãi suất cao ngất ngưỡng đến chóng mặt. Nợ ngập đầu khi vay tín chấp ngân hàng, nợ vì chủ quan khi mua nhà trả góp. Anh chị hãy thận trọng khi ký vào các hợp đồng cho vay. Chỉ nên tìm những ngân hàng cho vay uy tín để liên hệ vay vốn các bạn nhé.

Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *