Gần như thuyết phục bởi quy trình nhận thừa kế Bitcoin rất bài bản, anh Thiện Toàn (TP HCM) suýt mất 100 triệu đồng.
Lừa đảo tiền mã hóa ở Việt Nam
Ngày 23/7/2018, anh Thiện Toàn (Tân Bình, TP HCM) nhận được email xưng là Sở giao dịch chứng khoán Chicago (Chicago Stock Exchange) của Mỹ, với nội dung xác nhận thân nhân để nhận tài sản thừa kế tài sản từ chính cha ruột của mình.
Cụ thể là có một email thông báo rằng cha của anh là ông Thiện Thắng có gửi tại Sở một Bitcoin cách đây 4 năm. Hiện tại khối tài sản đã có lãi lên tổng cộng 6,2 Bitcoin (khoảng hơn 47.000 USD, tức hơn 1 tỷ đồng).

Quan trọng hơn, tất cả thông tin về nhân thân của ông Thiện Thắng được đề cập trong email đều rất chính xác kể cả thời gian qua đời. Điều này đã bước đầu đã lấy được lòng tin của anh Toàn để anh phản hồi lại. Không chỉ gửi email với địa chỉ rất chuyên nghiệp. Nhóm lừa đảo còn gọi điện thoại trực tiếp bằng tiếng Anh để xác nhận lại thông tin với anh Toàn. Tiếp theo đó, chúng yêu cầu anh cung cấp thông tin CMND, số hộ chiếu và các thông tin khác liên quan để khởi tạo một ví với mục đích nhận Bitcoin về. Sau đó, anh Toàn nhận được một thông tin đăng nhập vào ví gồm tên ID chính anh và cả mật khẩu của ID đó.
“Vào gần cuối tháng trước, phía mạo danh nói đã sắp hết hạn hợp đồng nên cần nạp 0,5 Bitcoin vào ví, tức khoảng hơn 100 triệu đồng để gia hạn hợp đồng”, anh Toàn kể lại.
Xem thêm Vay nhanh toàn quốc
Tuy nhiên, do đó là số tiền lớn, anh Toàn bắt đầu nghi ngờ và đã gọi cho hai người quen để xin ý kiến. Một người đang làm việc trong ngành tài chính tại Singapore và người còn lại là chuyên gia về bảo mật công nghệ thông tin. Cả hai đều khẳng định đây chính là hình thức lừa đảo nên anh quyết định không nạp tiền vào ví.
Cá nhân anh Toàn cho hay
Về cá nhân anh Toàn, dù bị thuyết phục bởi các thông tin cơ bản chính xác. Trình tự làm việc có vẻ rất chuyên nghiệp nhưng anh cho biết cha anh không rành công nghệ. Bốn năm trước, Bitcoin lúc đó không phổ biến ở Việt Nam nên việc ông Thắng âm thầm ký gửi đồng tiền ảo này ở nước ngoài là điều khó xảy ra.
Về Sở giao dịch chứng khoán Chicago, mọi thông tin đã đề cập như trong thư thông báo. Từ địa chỉ trụ sở cho đến tên và chữ ký Phó chủ tịch Richard S. Schultz là chính xác. Nhưng việc cơ quan này nhận ký gửi đồng Bitcoin từ 4 năm trước cũng kém thuyết phục vì không có thông tin nào đề cập đến.
Phía trung tâm đào tạo an ninh mạng cho biết
Nhận định về trường hợp này, chuyên gia ông Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo An ninh mạng Athena (TP HCM) cho biết. Với công nghệ hiện nay, các nhóm lừa đảo hoàn toàn giả tạo các đầu số điện thoại gọi từ Mỹ và địa chỉ email như thật của một tổ chức bất kỳ để lấy lòng tin của nạn nhân.
“Tôi nghĩ rằng đây chính là một nhóm lừa đảo xuyên quốc gia. Có nhân sự tại Việt Nam. Nhóm này kiểm tra khá kỹ năng lực tài chính của ‘con mồi’ trước khi ra tay chứ không phải phát tán email đại trà như trước. Thông tin về thân nhân qua đời của nạn nhân có thể lấy từ phía ngân hàng mà nạn nhân mở tài khoản. Bằng cách đánh cắp hoặc bị tuồn ra ngoài”, ông Thắng nhận định.
Theo chuyên gia này, để có thể cảnh giác trước các trường hợp kêu gọi thừa kế. Người nhận thông tin bắt buộc phải yêu cầu các tổ chức tài chính cung cấp các sao kê quá trình ký gửi tài sản, tiền bạc của người thân quá cố. Ngoài ra, ông còn lưu ý rằng các ngân hàng hay tổ chức tài chính không được tự tiện chuyển nhượng quyền thừa kế của chủ tài sản mà cần phải có quyết định từ phía tòa án.
Hình thức lừa đảo này bằng cách đánh vào niềm tin của nạn nhân về những câu chuyện “cổ tích” kiểu bà con xa, thân nhân kết nghĩa, người thân ruột thịt. Âm thầm gửi tiết kiệm với số tiền lớn và để lại di chúc cho chính nạn nhân không hề mới tại Việt Nam lẫn trên thế giới.
Ông Thắng cũng cho rằng trường hợp của anh Toàn là bước cập nhật mới. Về việc ăn theo xu hướng tiền ảo của các nhóm lừa đảo dùng chiêu nhận thừa kế. Ông dự đoán rằng là chiêu thức này sẽ tiếp tục lan rộng ở Việt Nam thời gian tới.