Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực giao thông vận tải. Người dân hạn chế ra đường khiến doanh thu của các tài xế taxi bị giảm sút nghiêm trọng vì không có khách. Tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng, áp lực trả lãi ngân hàng ngày càng khó khăn. Nhiều người đang có ý định bán xe để thoát nợ nhưng đâu phải muốn bán là được.

Tình hình kinh doanh taxi hiện tại

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu cần được phục vụ đi lại của người dân ngày càng tăng cao. Chính vì thế trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều hãng xe taxi, xe công nghệ mới ra đời. Hầu hết ngân hàng nào cũng triển khai gói vay mua xe trả góp dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc kinh doanh. Cho vay mua ô tô trả góp chạy taxi, tự lái, xe công nghệ. Người vay có thể sử dụng vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc tự mình kinh doanh.

Đến ngân hàng vay mua xe trả góp là một hình thức không còn xa lạ với dân tài xế hiện nay. Bởi vì đâu phải ai cũng có đủ tiền, đủ khả năng mua xe để chạy taxi. Khá nhiều ngân hàng cho vay thế chấp tài sản bằng chính chiếc xe mà người vay dự định mua. Hỗ trợ vay vốn đến 95% giá trị xe nếu khách hàng mua xe tại showroom có liên kết với ngân hàng đó.

Doanh thu giảm, áp lực trả lãi ngân hàng

Từ khi dịch Covid-19 lây lan đến Việt Nam khiến tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng. Người dân hạn chế ra đường khiến doanh thu của những bác tài xế cũng thế mà tụt dốc không phanh. Không có doanh thu mà tiền lãi ngân hàng tháng nào cũng phải trả khiến họ mệt mỏi. Áp lực trả tiền ngân hàng, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình khiến các tài xế lao đao.

Xem thêm vay mua xe trả góp

Tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng
Tài xế vay tiền mua xe trả góp chạy taxi phải điêu đứng trong mùa dịch Covid-19

Khó khăn chồng chất khó khăn

Hơn 2 tháng nay bị ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp Covid-19. Khiến cho nhiều tài xế muốn bán xe taxi mai linh, xe du lịch, xe chạy công nghệ, chạy xe theo hợp đồng ế ẩm vì không có khách hàng. Doanh thu giảm nhưng phần trăm chiết khấu đóng cho hãng xe lại không giảm. Đối với những anh chỉ chạy xe cho hãng không mua xe trả góp ngân hàng. Thì việc ế ẩm không có khách chỉ ảnh hưởng đến tiền lương hàng tháng. Còn đối với những người tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng. Vì phải chịu áp lực trả tiền vay ngân hàng, người thấp nhất phải trả 5 triệu, người cao nhất trả NH 12 triệu đồng/tháng. Thậm chí nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra còn chi phí ăn uống, tiêu dùng, tiền thuê nhà, mặt bằng….

Người vay mua ô tô để tham gia chạy taxi, chạy xe công nghệ Grab, Be, GoViet thật sự khó khăn. Có người tính bán xe để lấy tiền trả ngân hàng cho thoát nợ kiếm việc gì khác làm. Nhưng hợp đồng chạy xe cho hãng vẫn còn thời hạn, đâu phải muốn bán xe là dễ. Trong khi hợp đồng vay vốn tài sản thế chấp cho ngân hàng chính là chiếc xe này thì bán làm sao được. Khó khăn này chồng chất khó khăn khác, các anh tài xế chỉ biết thở dài lao đao. Ngoài chạy xe phải làm đủ nghề để có tiền chi tiêu hàng ngày. Tiết kiệm dành dụm trả ngân hàng mỗi khi đến đáo hạn. Có khi phải vay mượn thêm của bạn bè, gia đình mới đủ.

Khoản nợ mua xe trả góp trở thành gánh nặng gia đình

Anh Đặng Thanh Huy (30 tuổi, TPHCM) cách đây 1 năm có đầu tư mua chiếc xe 7 chỗ Toyota Innova gần 900 triệu đồng. Để tham gia chạy taxi cho hãng xe Mai Linh. Trong đó 750 triệu đồng là tiền vay ngân hàng. Số tiền còn lại là trong gia đình tự xoay sở tích góp được. Tài sản thế chấp cho ngân hàng chính là chiếc xe mà anh Huy đã mua để tham gia chạy taxi.

Bình thường hằng ngày chạy có khách kiếm từ 1 triệu đến 1,3 triệu đồng, có khi 1,5 triệu đồng. Sau khi trừ hết tất cả các chi phí, chiết khấu. Hàng tháng anh dư cũng được 25 triệu đồng, trả tiền ngân hàng 12 triệu/tháng. Còn lại lo chi phí tiền xăng xe, tiền cà phê, ăn uống gia đình 4 người là đủ vừa khít.

Gần 2 tháng trở lại đây, bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 khách càng ngày càng ít. Người dân hạn chế ra đường. Nhu cầu đi lại của khách cũng không còn nhiều. Anh Huy cho biết chạy từ sáng tới chiều chỉ kiếm được 500.000 đồng, không đủ tiền trả lãi ngân hàng. Áp lực trả ngân hàng ngày càng lớn, trở thành gánh nặng của gia đình. Anh muốn ban xe taxi Mai Linh để trả nợ.

Huy than thở không biết tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ. Khi nào mới trả hết tiền mua xe trả góp cho ngân hàng. Tài xế cho biết để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Anh phải ra đường kiếm khách từ 6 giờ sáng đến 23 giờ khuya mới về. Tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng.

Xem thêm vay tiền trả góp bằng đăng ký xe

Bán xe trả nợ ngân hàng

Lúc dịch mới bùng phát tại Trung Quốc tình hình vẫn chưa có gì gọi là căng thẳng. Mọi hoạt động giao thông vận tải trong nước ta vẫn diễn ra bình thường. Nhưng từ lúc vi rút Corona lây lan sang Việt Nam, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Nhu cầu của người dân đi lại giảm. Thậm chí có ngày tài xế taxi không kiếm được cuốc chạy nào.

Anh Nguyễn Tân chia sẻ, vay 500 triệu đồng tại ngân hàng VPbank để mua xe trả góp chạy taxi. Hàng ngày kiếm cũng được 1 triệu đồng, trừ tất cả chiết khẩu chi phí mỗi tháng dư được 20 triệu. Trả tiền ngân hàng và chi phí tiêu dùng dư sức 2 vợ chồng và 1 đứa con.

Tình hình dịch bệnh phức tạp, khiến anh em tài xế chúng tôi phải lao đao. Có ngày chỉ kiếm được 2, 3 cuốc chạy, có ngày không khách nào cả. Tình trạng này cứ tiếp tục chắc phải ôm nợ. Nhiều lúc Tân tính tới chuyện bán xe để trả tiền cho ngân hàng. Sau đó tìm việc khác làm, chứ như vầy thì không biết phải làm sao. Nhưng việc bán xe đâu phải đơn giản vì đã làm hợp đồng thế chấp tài sản cho ngân hàng. Tiền bạc đâu mà trả nợ, chi phí ăn uống, sinh hoạt cho cả gia đình.

Chưa tính tới trường hợp muốn bán xe nhưng đâu có dễ, hợp đồng chạy xe với hãng vẫn còn. Nếu hủy hợp đồng phải nộp tiền phạt, trong khi tiền thế chân cũng sẽ mất. Nhìn xe đứng yên tại chỗ vì không có khách mà nợ nần ngày càng chồng chất khiến nhiều người lao đao. Tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng, muốn bán xe taxi mai linh để trả nợ.

Khách ế ẩm, hãng xe thờ ơ

Ngô Trọng Khải (29 tuổi) là tài xế hãng Suntaxi đầu tư chiếc xe 7 chỗ với số tiền 800 triệu đồng. Anh cho biết đây là lần đầu tiên từ lúc làm tài xế taxi đến nay mà một buổi sáng chỉ đón được 1 khách. Thu nhập ngày càng giảm mà mức chiết khấu nộp cho công ty vẫn nguyên không hề thây đổi.

Vay tiền ngân hàng mua xe trả góp, tháng này gần đến kỳ hạn trả rồi mà chưa có đủ tiền. Tôi chưa biết cách xoay sở như thế nào, mỗi tháng cả gần chục triệu tiền trả ngân hàng. Nhiều anh em không kham nổi, không đủ chi phí trang trải cả tháng nay, lãi suất cao không có thu nhập. Buộc họ phải bán xe để trả tiền lại cho ngân hàng. Tính tới thời điểm này hãng xe vẫn chưa có động tĩnh gì để hỗ trợ cho anh em tài xế.

Một anh tài xế khác cho hay, tôi còn may mắn hơn nhiều anh em khác. Bởi vì chỉ chạy xe cho hãng và làm công ăn theo tháng, không có khách chỉ giảm tiền lương. Chứ không phải khổ sở nhiều tài xế mua xe trả góp chạy taxi điêu đứng trả tiền ngân hàng mỗi tháng. Có tháng phải trả ít nhất từ 5 triệu đến 12 triệu đồng/tháng, nghĩ đến mà thấy tội. Nhiều gia đình xem khoản tiền trả góp của việc mua xe là gánh nặng của gia đình. Nhiều lúc muốn bán xe taxi mai linh trả nợ.

Ý kiến phía ngân hàng

Chủ tịch hội liên hiệp hợp tác xã vận tải TPHCM ông Diệp Dũng cho hay. Thực trạng chung của tài xế taxi cũng như tài xế công nghệ hiện nay điêu đứng lao đao. Đa số họ phải vay tiền ngân hàng để mua xe trả góp tham gia chạy xe taxi, xe công nghệ. Chứ bản thân không đủ khả năng và đủ tiền để sở hữu riêng cho mình một chiếc xe để kiếm cơm.

Mua chiếc ô tô 600 triệu đồng. Hết 80% giá trị xe là nhờ vốn vay của ngân hàng, 20% còn lại bản thân tự xoay sở bỏ ra. Tính trung bình mỗi ngày một tài xế kiếm được từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/ngày. Mỗi tháng cũng kiếm được tầm gần 33 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí xăng xe, chi phí chiết khấu lại cho hãng xe. Số tiền thực nhận tầm 20 triệu đến 22 triệu đồng. Trả ngân hàng một nữa, còn một nữa để chi tiêu sinh hoạt hằng ngày của bản thân và gia đình.

Do ảnh hưởng của dịch viêm phổi virus Corona, lượng khách hàng giảm sút đáng kể. Doanh thu tụt như thắng không phanh. Doanh số chỉ đạt cỡ 10 triệu đồng khiến họ tiến thoái lưỡng nan. Đem hết trả tiền cho ngân hàng, còn chi phí tiêu dùng phải vay mượn người thân. Một vị lãnh đạo ngân hàng cho biết Nhà nước cần có cơ chế giảm thuế. Bên cạnh đó ngân hàng cần có biện pháp hỗ trợ giãn thời hạn trả nợ cho cá nhân, người tiêu dùng. Đồng thời các hãng xe cần giảm chiết khấu cho tài xế trên mỗi cuốc xe.

Hỗ trợ giảm lãi suất, kéo dài thời gian trả nợ dành cho khách hàng khi vay mua nhà, mua ô tô

Một số ngân hàng giảm lãi suất vay trong mùa dịch Covid-19

Ngân hàng HDBank vừa đưa ra gói vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Giảm lãi suất cho vay 5%/năm bất cứ gói vay nào. Bất cứ mục đích gì nhằm hỗ trợ cho đại đa số khách hàng vay vốn. Trước diễn biến vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiểu dừng lại của dịch bệnh Covid-19. Ngân hàng HDBank giải ngân gói vay 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng.

Ngân hàng ACB hỗ trợ gói vay 25.000 tỷ đồng. Giảm lãi suất cho vay từ 10%/năm xuống còn 7,5% đối với khách hàng cá nhân. Lãi suất 5,5%/năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cho các gói vay ngắn hạn. Sacombank hỗ trợ tung gói vay 10.000 tỷ đồng để giúp đỡ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trong mùa dịch này. Đồng thời giảm lãi suất tất cả các gói dịch vụ vay 2%/năm. Nam Á Bank giảm lãi suất 1,5%/năm so với lãi suất hiện hành áp dụng trước đây. Rất nhiều ngân hàng đã có động thái hỗ trợ giản nợ, kéo dài thời gian trả, giảm lãi suất cho người tiêu dùng. Được biết tất cả các gói hỗ trợ vay vốn này áp dụng từ nay đến hết ngày 30/6/2020.

blank
Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *