Thu hồi nợ luôn là vấn đề nhức nhối và đau đầu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nhiều con nợ không tiến hành trả nợ đúng kỳ hạn mà luôn hứa hẹn, thậm chí chay ỳ không muốn trả. Biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ doanh nghiệp là nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
Doanh nghiệp thu hồi nợ
Trong làm ăn kinh doanh cụm từ chủ nợ – con nợ phát sinh khi có mối quan hệ trao đổi buôn bán với nhau. Không ít chủ nợ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ đã quá hạn. Khách hàng hứa hẹn lần này đến lần khác thanh toán nợ nhưng chờ hoài không thấy.
Có thể nói việc thu hồi nợ doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tình hình kinh tế hiện nay. Dịch Covid-19 hoành hành khách hàng xin hoãn thời gian trả nợ cho doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
Những khoản nợ khó đòi, thu hồi không kịp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến tình hình tài chính, tiến độ kinh doanh, điều kiện đầu tư, sự sống còn của doanh nghiệp.
Nhưng đâu phải con nợ nào cũng hiểu được khó khăn đó của chủ nợ. Mà tìm cách hứa hẹn lần hẹn lượt rồi lờ đi việc trả nợ với nhiều lý do trên trời dưới đất.

Chủ nợ biến thành con nợ
Mọi doanh nghiệp đều mong muốn hướng đến mục đích làm sao Vừa thu hồi được nợ mà vẫn giữ được mối quan hệ đối tác làm ăn lâu dài. Chứ làm căng quá thì không còn khách hàng nữa, mất mối làm ăn thì càng khổ.
Có nhiều doanh nghiệp vì mối quan hệ thân thiết làm ăn lâu dài nể nang mà để tình trạng nợ nần kéo dài. Từ đó trở thành nợ khó đòi, khó có thể thu hồi được khoản nợ triệt để. Vì vậy phải có kỹ năng đòi nợ khách hàng.
Một điều gây khó khăn cho doanh nghiệp nữa là thời gian khách hàng nợ tiền quá lâu khiến hết hạn thời gian khởi kiện. Hoặc doanh nghiệp của chủ nợ không có con người. Không có thời gian đâu phải lúc nào cũng chờ chực đến lấy tiền.
Mặc khác do người đi thu hồi nợ doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thu hồi nợ. Chưa có những giải pháp hiệu quả, thiết thực để ép buộc khách hàng. Quá tin tưởng vào khách hàng dẫn đến việc nợ nần kéo dài, trở thành nợ khó đòi.
Nhiều khi chủ nợ đến đòi nợ mà như con nợ, chờ chực để gặp lãnh đạo công ty. Để lấy phiếu chuyển sang kế toán nhận tiền. Nhưng gọi điện thì không bắt máy, đến trực tiếp công ty. Thì thông báo lãnh đạo bận họp giao ban, đi công tác xa…
Thành lập bộ phận chuyên trách thu hồi nợ
Làm thế nào để trọn vẹn cả đôi đường, vừa thu hồi nợ doanh nghiệp vừa giữ được mối giao hợp làm ăn sau này. Một giải pháp hiệu quả đó chính là thành lập doanh nghiệp thu hồi nợ.
Bộ phận này được đào tạo kỹ năng giao tiếp trong thu hồi nợ sẽ giúp doanh nghiệp bạn quản lý, tổng hợp. Kiểm soát được đơn vị nào đang nợ, số tiền bao nhiêu. Thời gian nợ bao lâu, hứa thanh toán nợ nhưng hẹn lại xin thư thả thêm một thời gian.
Theo Cho Vay Tiền Mặt Nhanh, bộ phận chuyên trách thu nợ doanh nghiệp sẽ giúp ngăn chặn kịp thời . Các triệu chứng mà công ty không thanh toán tiền nợ đúng hẹn. Tuy nhiên đâu phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để thành lập bộ phận chuyên trách thu nợ.
Bản thân nhiều người không thể đòi nợ, không có bí kíp đòi nợ được các khoản nợ khó đòi, những con nợ chay ỳ không muốn trả nợ. Thậm chí còn muốn chiếm đoạt luôn số tiền đang mắc nợ.
Buộc nhiều người phải thuê công ty đòi nợ mướn, thuê xã hội đen, thuê giang hồ. Nhờ đến sự giúp đỡ của Luật sư, nhờ sự can thiệp của Tòa án, chi cục thi hành án. Lúc này biện pháp cuối cùng là nhờ đến pháp luật để đòi lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp.
Bằng mặt không bằng lòng
Ông Lê Văn Hưng – là một chủ đầu nậu chuyên kinh doanh cung cấp hải sản tươi sống ở Khu công nghiệp Tân Tạo. Dân trong nghề đã mấy chục năm nay, nhưng mỗi lần nhắc đến việc đi thu tiền là ông chặc lưỡi, nản vô cùng. Chuyên cung cấp cho công ty, nhà hàng, khách sạn lớn cả một mùa.
Tính ra tiền nợ lên đến 3, 4 tỷ đồng nhưng mỗi lần liên hệ đến giám đốc công ty. Đề nghị thanh toán tiền nợ quá hạn là gọi 3, 4 lần mới chịu bắt máy. Có khi nhấc máy thì bảo rằng công ty đang gặp khó khăn. Anh Hưng cho thông thả tuần tới.
Gọi đến doanh nghiệp khác thì giám đốc bảo đã viết phiếu chuyển sang cho bộ phận kế toán. Có gì anh Hưng làm việc với nhân viên phòng kế toán. Gọi điện cho kế toán trưởng thì máy bận. Gọi thêm vài cuộc nữa thì thuê bao quý khách không liên lạc được.
Đối với những trường hợp như vậy anh Hưng phải đến trực tiếp công ty khách hàng để đòi nợ. Đến nơi thì nhân viên kế toán thông báo rằng sếp đi công tác xa, chưa có phiếu chuyển. Vì vậy việc thu hồi nợ doanh nghiệp nhân viên bọn em không thể quyết định được, có gì đợi sếp công tác về.
Mà biết đến khi nào mới về, có khi về rồi mà nhân viên báo chưa về thì cũng không làm gì được. Gọi điện cho giám đốc thì tò tí te, không liên lạc được. Đành tươi cười ngậm ngùi ra về dù trong lòng rất bực mình ông giám đốc.
Kỹ năng đòi nợ khách hàng
Được 1 tuần sau, nghe ngóng thông tin giám đốc đã đi công tác về. Anh Hưng nhanh chóng phi xe đến tận công ty. Nhân viên bảo giám đốc đang bận họp cuộc họp quan trọng. Anh dùng biện pháp chai mặt, kỹ năng thu hồi nợ, kỹ năng đòi nợ khách hàng là ngồi lỳ trước cửa phòng họp từ sáng tới trưa trưa đến chiều.
Lúc này công ty sợ người khác nói ra nói vào mới chịu thanh toán một phần hợp đồng. Nợ 3, 4 tỷ bạc cung cấp hải sản cho cả một mùa mà công ty chỉ thanh toán có 400 triệu đồng.
Giám đốc còn nói thêm một câu, anh Hưng lấy trước khoản bao nhiêu đây, số còn lại sẽ cho nhân viên chuyển khoản sau. Nghe mà muốn nổi nóng nhưng mà suy đi tính lại đây là mối khách hàng lớn, làm ăn đã lâu năm. Anh Hưng mặc dù rất tức giận nhưng phải ráng nhe răng cười.
Anh cho biết bí kíp đòi nợ, kỹ năng giao tiếp trong thu hồi nợ để ứng phó là phải kiên trì mới được, chủ nợ mà như thành con nợ. Đi đòi nợ phải ngọt ngào, nhỏ nhẹ với khách hàng – anh Hưng ngán ngẫm chia sẻ.

Các kiểu khách hàng chay ì không trả
Anh Phan Văn Thanh – chủ cửa hàng phân phối thực phẩm rau củ quả cho biết. Để thu hồi nợ doanh nghiệp triệt để thì không phải là chuyện dễ. Thu nợ làm sao không ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn hiện tại nên phải mềm mỏng. Chứ làm căng quá khách hàng chạy hết không làm ăn với mình nữa.
Thông thường doanh nghiệp nào cũng vậy, đều có những đối tác lớn, mối ruột lấy hàng ổn định nhất. Nhưng chính những “mối chính” này hay vi phạm, trễ hạn kỳ kèo việc trả nợ nhất.
Quá thời gian 45 ngày phải thanh toán trả nợ theo hợp đồng nhưng đối tác vẫn im lặng như tiềm. Gọi điện nhắc nhở thì nhận được câu trả lời: anh thông thả cho vài ngày nữa công ty sẽ gửi lãi suất thêm. Tiền anh đem về cũng cất vào két sắt để im đó mà.
Ở ngoài miệng thì nói thế nhưng 10 ngày nữa tháng sau mới thấy trả tiền. Nhưng trả đúng số tiền nợ chứ có thêm lãi lời gì đâu. Thôi thì cứ nghĩ hỗ trợ lúc khó khăn để khách hàng tiếp tục làm ăn với mình vậy.
Thuê dịch vụ thu hồi nợ
Có một vài chủ doanh nghiệp cứ hẹn lần hẹn lượt, ngâm tiền mình không trả. Tìm đủ mọi cách mọi lý do trên trời dưới đất để trốn tránh trả nợ. Có nhiều khách nợ gọi điện cũng chẳng thèm bắt máy. Biện pháp cuối cùng là ngưng cung cấp hàng hóa cho họ. Họ vẫn không trả thì buộc phải thành lập doanh nghiệp thu hồi nợ.
Để xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi thì phải có kỹ năng đòi nợ khách hàng còn nếu khó quá thì thuê dịch vụ đòi nợ mướn. Tuy nhiên, thường các dịch vụ này có giá rất cao lấy từ 30% đến 40% giá trị hợp đồng.
Nhiều lúc thuê đòi nợ theo kiểu giang hồ xã hội đen, họ làm quá tay lại vi phạm pháp luật. Những trường hợp bí quá, chay ì nhiều năm không thu hồi nợ doanh nghiệp được buộc mới phải thuê dịch vụ này.
Quy trình thu hồi nợ xấu hiệu quả
Thu hồi nợ của doanh nghiệp là một quá trình khó khăn và không phải ai cũng có thể làm được và đảm nhận được. Ngoài bản lĩnh và kỹ năng thu hồi nợ, người đó cần phải tuân thủ theo quy trình thu hồi công nợ hợp lý.
2 giai đoạn đầu
Thứ nhất, xác định được số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp. Việc đầu tiên đi thu nợ đó chính là xác định số tiền tối thiểu cần phải đòi cho được. Dự thảo mẫu kế hoạch thu hồi công nợ
Thứ hai, phân loại đối tượng khách hàng, có nhiều nhóm con nợ. Bạn cần chia ra nhóm con nợ quan trọng có khả năng đòi được và nhóm con nợ khó đòi có thể chấm dứt hợp đồng. Đối với nhóm khách hàng nợ quan trọng thì bạn có thể xuống nước, mềm mỏng, cố gắng không làm mất lòng.
Nhưng đối với nhóm khách nợ chay ì bạn phải cứng rắn và quyết liệt. Người đi thu hồi nợ doanh nghiệp phải lên kế hoạch và chuẩn bị các tài liệu sổ sách. Cách thu hồi nợ cá nhân cũng như các kỹ năng thu hồi nợ, kỹ năng giao tiếp trong thu hồi nợ, đòi nợ mướn để ứng phó. Làm việc với từng nhóm khách hàng nợ cụ thể.
2 giai đoạn cuối
Thứ ba, chọn lựa người ưu tú nhất để đi đòi nợ bởi vì áp lực rất lớn. Có nhiều người còn phân vân không biết nên để ai trong các nhân viên của mình đi thu hồi nợ. Hay là trực tiếp giám đốc doanh nghiệp ra mặt tới gặp khách nợ.
Tốt nhất là nên để cho nhân viên kế toán người mà có mối quan hệ tốt và đã gặp mặt tương tác trực tiếp làm việc với khách hàng rồi. Người biết rõ về vụ việc và nắm rõ các khoản nợ cần đòi.
Thứ 4, trước 15 ngày đến hạn trả nợ bạn phải gửi thông báo nhắc nợ đến khách hàng. Trong nội dung thông báo thể hiện rõ số ngày trả, số tiền nợ để họ chuẩn bị tiền. Nội dung nhắc nợ có thể được gửi bằng email hoặc thông báo bằng miệng rồi gửi kèm email sau đó.
Bạn cũng phải cần soạn kịch bản thu hồi nợ qua điện thoại Nếu tế nhị với những khách hàng đặc biệt, khách hàng mối ruột lớn. Bạn cần sắp xếp một buổi hẹn trước để trao đổi vấn đề với họ.
Nếu thực hiện theo quy trình trên mà việc thu hồi nợ của doanh nghiệp vẫn không thành công. Khách hàng vẫn viện lý do chay ì không trả, hoặc trả nhỏ giọt cầm chừng. Thì lúc này buộc doanh nghiệp đòi nợ phải nhờ đến pháp luật can thiệp.
Tổng kết kỹ năng thu hồi nợ
Thành lập doanh nghiệp thu hồi nợ trong đó có bộ phận chuyên trách có kỹ năng giao tiếp trong thu hồi nợ. Chuyên quản lý sổ sách, hồ sơ nắm thông tin khách nợ. Đặt ra mục tiêu treo giải thưởng cho bộ phận kế toán nếu thu hồi nợ đúng hạn tiền nợ của khách hàng.
Tùy theo từng doanh nghiệp có thể trích giải thưởng. Dao động từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng dành cho cá nhân, bộ phận hoàn thành nhiệm vụ. Theo cách này sẽ khuyến khích được tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên. Giúp tập thể bộ phận, các cá nhân tích cực trong công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp.