Hàng ngàn hộ kinh doanh đóng cửa, ngừng buôn bán vì không có doanh thu, khách hàng không có. Doanh nghiệp xin giảm tiền thuế vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 doanh thu bị giảm sút trầm trọng. Hộ kinh doanh, doanh nghiệp cần được tiếp sức vượt qua cơn bão Corona. Kiến nghị cơ quan chức năng xem xét đưa ra giải pháp giúp đỡ tạm thời.
Tình hình kinh doanh trong nước thời đại dịch
Dịch Covid-19 đã lây lan trên toàn cầu và để lại những hậu quả nặng nề nhất từ trước đến giờ. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán từ Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân TQ nói riêng và nhân dân trên thế giới nói chung. Kinh tế giảm sút, các ngành nghề, lĩnh vực khác như du lịch, giải trí, vận chuyển gần như bị chết lâm sàng.
Trong số đó có Việt Nam, chợ ế ẩm không có khách hàng. Hàng ngàn hộ kinh doanh buôn bán phải đóng cửa xin giảm thuế. Doanh nghiệp ở các ngành, các lĩnh vực đều bị giảm sút về doanh thu. Tình hình nguyên vật liệu nhập khẩu khó khăn, đầu ra sản phẩm thì không có. Đồng loạt nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn TPHCM đã làm đơn xin giảm tiền thuế. Kiến nghị cơ quan chức năng giảm lãi suất vay ngân hàng, giản nợ, kéo dài thời gian trả nợ. Giảm tiền cho thuê mặt bằng, cho thuê đất, thuê nhà, chậm nộp thuế. Sau ảnh hưởng của đại dịch Corona nhiều doanh nghiệp nhỏ khó có thể khôi phục, sản xuất hoạt động bình thường như trước được. Doanh nghiệp xin giảm tiền thuế vì Covid-19.

Chợ ế ẩm, vắng như “chùa bà Đanh”
Sau tết Nguyên Đán từ ngày chợ mở bán đến nay thì các sạp hàng, tạp hóa, cửa hàng ở chợ rất ế ẩm. Đa số những quầy hàng trong chợ không bán được vì không có khách hàng. Ảnh hưởng từ đại dịch viêm phổi Covid-19 khiến người dân không dám đến những nơi đông người, cũng hạn chế đến chợ để mua hàng. Một số tiểu thương tại chợ An Đông, TPHCM cho biết hàng hóa bán rất chậm. Thậm chí có người từ lúc khai trương bán lại tới nay vẫn chưa bán được món đồ nào.
Chị Lê Thị Hiền – có sạp bán tạp hóa tại chợ cho biết. Dịch bệnh viêm phổi Corona xảy ra đây là điều không ai muốn. Chỉ là thiên tai, ngoài ý muốn chúng ta không thể trách ai được. Tuy không có khách nhưng hàng ngày chị vẫn đến chợ mở hàng, không thể đóng cửa bỏ sạp được. Một số người bán ở gần sạp chị Hiền vì không có người mua nên đã đóng cửa. Nhưng mặt hàng của họ có thể để lâu được nên họ đóng sạp, còn hàng hóa của tôi là đồ ăn, thức uống, sản phẩm hàng ngày. Nó có hạn sử dụng ngắn nên phải mở bán, bán được đồng nào hay đồng đó – chị Hiền tâm sự.
Xem thêm: Vay 900 triệu
Không ai mua hàng, ra chợ chơi game
Đây là những lời tâm sự của anh Hoàng Văn Tuấn (35 tuổi, chợ Tân Định TPHCM). Chuyên bán phụ liệu làm tóc, dầu gội đầu, sữa tắm cho biết. Dịch bệnh Covid-19 xảy ra làm tôi rất khổ sở, hàng bán không chạy như trước đây nữa. Khách hàng đến chợ không nhiều, chỉ lai rai vài người, không có ai mua hàng. Chi phí sinh hoạt, tiền chợ búa hàng ngày của cả nhà đều phụ thuộc vào cửa tiệm này. Không có doanh thu thì tôi không biết phải làm sao nữa. Nếu tình trạng này kéo dài chắc mình không trụ nỗi, phải đóng cửa hàng để tìm việc khác.
Anh cho biết thêm tiền mặt bằng hàng tháng gần 4 triệu chưa tính tiền điện nước, chi phí vệ sinh. Không có thu nhập nên anh đã cho nhân viên nghỉ làm, còn một mình anh coi tiệm. Sáng mở cửa, không có người mua, anh ngồi chơi game từ sáng miết tới chiều phải đóng cửa về sớm.
Chị Dung sạp hàng kế bên anh Tuấn, tâm trạng buồn rầu, than thở với chúng tôi rằng. Bán ở chợ này hơn 10 năm nay chưa bao giờ mà thảm như thời gian này. Từ khi sau tết Nguyên Đán mở bán đến nay buôn bán rất ế ẩm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Không biết tình trạng ế ẩm, vắng lăng không có khách như thế này sẽ kéo dài đến bao giờ. Mong cơ quan chức năng có biện pháp giúp đỡ. Doanh nghiệp xin giảm tiền thuế vì Covid-19.
Nhập hàng không được, bán cũng không xong
Chị Bùi Thị Luôn (32 tuổi, TPHCM) bán giầy dép ở chợ Bà Chiểu cho hay. Nếu trước đây bán được 20 đôi dép, thì bây giờ chỉ bán được từ 2 đến 3 đôi. Từ khi chị bán ở chợ này, khách từ miền Bắc, Miền Trung mối sỉ rất nhiều, có khi không có hàng để giao bán. Nhưng giờ họ không còn liên hệ lấy sỉ giầy dép về bán nữa vì không ai mua, hàng hóa ế ẩm. Nguyên liệu như keo dán, chỉ, đinh, khóa… được nhập từ Trung Quốc nay cũng không có hàng. Trong khi vẫn phải trả tiền thuê cửa hàng, tiền điện nước, nhân công…
Anh Minh – bán sạp vải cũng cười trong gượng gạo nói rằng khách đến mua hàng không đông như trước đây nữa. Nhiều khách sỉ lấy lý do dịch Corona nên chưa trả tiền hàng. Hàng nhập về không được mà hàng cũ bán cũng không xong. Tôi cũng không biết phải làm như thế nào. Trong khi tiền mặt bằng thuê sạp không giảm, nào tiền điện, tiền vệ sinh, tiền phí đủ thứ. Mong cơ quan chức năng đề ra biện pháp nào giúp đỡ người dân. Nhất là hộ kinh doanh buôn bán ở chợ như chúng tôi đây. Đa số các tiểu thương ở chợ đều mong muốn và xin được giảm tiền thuế để tiếp tục mở tiệm buôn bán.
Doanh nghiệp xin giảm tiền thuế vì Covid-19
Hàng ngàn hộ kinh doanh buôn bán ở chợ Bà Chiểu. Chợ An Đông và một số chợ ở khu vực TPHCM. Họ đã ký đơn xin được giảm thuế vì không có doanh thu gửi đến UBND, chi cục thuế, Ban quản lý chợ để được giúp đỡ. Mong cơ quan chức năng đưa ra biện pháp tháo gỡ.
Lãnh đạo chi cục thuế quận 5, TPHCM cho biết cơ quan đã nhận 135 đơn xin miễn thuế cũng như đóng cửa hoạt động. Ngưng kinh doanh một số mặt hàng của các hộ kinh doanh trên địa bàn. Lý do buôn bán không có doanh thu do ảnh hưởng của dịch covid-19. Cục trưởng cục thuế TPHCM ông Lê Duy Minh ghi nhận những phản ánh của doanh nghiệp. Ghi nhận khó khăn của các hộ kinh doanh của nhiều lĩnh vực khác nhau bị ảnh hưởng của Corona. Cục thuế sẽ có kế hoạch, báo cáo, đề xuất với UBND thành phố để xin ý kiến. Tìm biện pháp tháo gỡ cho nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn này.
Ông Minh cũng ghi nhận rằng trong thời gian xảy ra dịch viêm phổi Covid-19. Đã ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh doanh, buôn bán, dịch vụ. Chẳng hạn như: du lịch, ăn uống, bán nước giải khát, vận chuyển, trường học và các ngành có liên quan khác. Nhất là trường học đóng cửa dài hạn, học sinh từ cấp mầm non đến Đại học được cho nghĩ vì sợ dịch lây lan. Các hộ bán đồ ăn căn tin cho học sinh tại trường, giữ xe gần trường cũng tạm ngưng kinh doanh.
Tiểu thương, doanh nghiệp kiến nghị một số vấn đề
Ảnh hưởng của dịch viêm phổi Covid-19 từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp không ít khó khăn. Thiếu nguyên vật liệu để sản xuất vì hầu hết nguyên liệu đều nhập từ Trung Quốc. Đường vận chuyển hết sức khó khăn. Sản xuất kinh doanh khó khăn, nguyên liệu thiếu, chất lượng và số lượng, doanh thu không đạt. Trong khi đó tiền thuế, tiền mặt bằng cũng không giảm. Nhiều hộ kinh doanh làm đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp xin giảm tiền thuế vì covid-19 làm doanh thu giảm sút trầm trọng. Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị UBND thành phố xem xét. Đề xuất cơ quan chức năng có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Dịch bệnh viêm phổi Corona dễ lây lan từ người sang người. Bộ y tế khuyến cáo đeo khẩu trang y tế kháng khuẩn khi ra đường, tránh tập trung nơi đông người. Dẫn đến tình trạng khan hiếm, thiếu khẩu trang y tế trầm trọng. Hiệp hội doanh nghiệp cho biết nguyên nhân thiếu hàng đó là một số người mua dự trữ. Gom hàng dự trữ cho nhiều để bán lại giá cao. Hiệp hội đề xuất nên sản xuất khẩu trang vải có chức năng diệt khuẩn. Kiến nghị cơ quan chức năng giảm lãi suất vay ngân hàng, giãn nợ, kéo dài thời gian thanh toán. Giảm tiền thuế, giảm tiền thuê mặt bằng để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
Xem thêm: Vay tiền theo thẻ tín dụng
Thiệt hại của Vi rút Corona
Theo Oxford Economics cho biết sự lây lan của dịch Covid-19 quá khủng khiếp, trở thành đại dịch của toàn cầu. Thiệt hại nặng nề nhất đó là Trung Quốc, dịch bệnh xảy ra làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân tại nước tỷ dân này. Kinh tế kiệt quệ, ngành giải trí của Trung Quốc gần như bị chết lâm sàng. Phim trường nổi tiếng nhất và lớn nhất Trung Quốc chìm trong bóng tối, trở nên vắng lặng. Các đoàn làm phim có lịch đăng ký quay ở phim trường đều bị tạm ngưng. Tất cả nhân viên trong đoàn bị cách ly, kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ. Để đảm bảo rằng không trường nào nào bị nhiễm Virus Corona.
Những người bị cách ly tại một khách sạn riêng cho biết. Hiện tại sức khỏe chúng tôi rất tốt và không có biểu hiện gì. Ở đây rất tù túng, tôi sợ mình bị chết đói trước, chứ không phải chết vì dịch bệnh. Mặc dù, tại phim trường chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm dịch Covid-19. Nhưng phim trường là nơi quy tụ, tập trung dân tứ xứ. Khi có mùa dịch thì rời đi. Đến khi lắng xuống thì trở lại quay hình, nhiều nghệ sỹ, diễn viên cũng lo ngại, sợ tình trạng lây nhiễm chồng chéo.
Hãng hàng không bị thiệt hại nặng nhất
Ước tính, đại dịch viêm phổi do Virus Corona gây ra đã khiến cho hãng hàng không Trung Quốc thiệt hại 29 tỷ USD. Giảm số lượng chuyến bay giảm luôn đường bay, doanh thu giảm sút trầm trọng. Đây là một năm khó khăn đối với hàng hàng không Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung.
Ngoài ra, hàng loạt các công ty, nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa đã ảnh hưởng không ít đến các nước láng giềng. Hãng Apple cho biết doanh thu bị giảm sút trong quý vì nguồn cung bị hạn chế. Nhiều hàng xe hơi cho biết thiếu trầm trọng phụ tùng xe hơi vì nguyên vật liệu, linh kiện đa số nhập từ Trung Quốc. Dịch Covid-19 bùng phát khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm trầm trọng. Nếu dịch bệnh viêm phổi lan rộng sang Châu Á thì GDP của thế giới sẽ giảm 400 tỷ USD. Do sự sụt giảm về ngành du lịch lữ hành, tiêu dùng, vận chuyển, thị trường tài chính.
Các công ty chứng khoán lớn không có doanh thu. Dự kiến sẽ phải sa thải hàng loạt nhân viên và cắt giảm lương đối với nhân viên còn lại đang tiếp tục làm việc.