Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra lợi nhuận. Nếu vận dụng không khéo léo và thông minh dễ để lại hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí khiến doanh nghiệp trắng tay. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Khó khăn và rủi ro của doanh nghiệp nếu không sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả. Theo Chovaytienmatnhanh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trên nhé.

Đòn bẩy tài chính và rủi ro của doanh nghiệp
Đòn bẩy kinh tế thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, cụm từ đòn bẩy được sử dụng khá phổ biến. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra lợi nhuận từ vốn đi vay. Thay vì sử dụng vốn tự có để đầu tư. Hay nói cách khác nó là công cụ để doanh nghiệp tăng số vốn đầu tư bằng cách vay mượn tiền. Tuy nhiên, đòn bẩy này như con dao hai lưỡi vậy, không phải lúc nào cũng mang về kết quả tích cực. Nếu vận dụng tốt sẽ thu về nhiều lợi nhuận, nếu sử dụng không tốt để lại hậu quả nghiêm trọng.

Trong tiếng anh nó được viết là Financial Leverage (FL). Khái niệm đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay để kinh doanh, đầu tư nhằm làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Là sự kết hợp giữa vốn của chủ sở hữu với nợ phải trả. Theo thông tin chúng tôi được biết, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ rủi ro càng lớn nhưng bù lại cơ hội tăng lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu càng phát triển. Đây được xem là chiến lược đầu tư đặc biệt, sử dụng vốn đi vay để sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm vay kinh doanh trả góp dài hạn

Tại sao trong kinh doanh phải sử dụng đòn bẩy tài chính

  • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng vốn vay bằng cách vay tiền ngân hàng để đầu tư. Một mặt là để bù đắp thiếu hụt vốn, mặt khác hi vọng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận.
  • Là công cụ giúp chủ doanh nghiệp huy động vốn và thúc đẩy lợi nhuận tăng lên. Bạn có ý tưởng kinh doanh đó nhưng nếu không có tiền cũng như không. Chính vì vậy sử dụng đòn bẩy tài chính đầu tư để tiền đẻ ra tiền sẽ tăng sức mua trên thị trường.
  • Khi đi vay vốn, đòn bẩy kinh tế chính là lá chắn của doanh nghiệp. Vì khoản tiền lãi phải trả cho ngân hàng nó được trừ vào thu nhập không chịu thuế của doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí hợp lý giúp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ít đi. Từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên.
  • Sử dụng vốn đầu tư càng cao thì khả năng thu lại lợi nhuận càng lớn từ các dự án đầu tư.
  • Đòn bẩy tài chính được khá nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng hiện nay vì nó mang lại lợi nhuận đầy tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, rủi ro cũng sẽ rất cao nếu như doanh nghiệp đầu tư thất bại.

Nhóm chỉ số của đòn bẩy kinh tế

Theo Cho Vay Tiền Mặt Nhanh, đòn bẩy tài chính nó được xem như con dao hai lưỡi. Thực hiện đúng sử dụng hiệu quả thì mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu như tình hình kinh doanh xấu đi, nó sẽ trở thành cơn ác mộng đối với chủ doanh nghiệp.

Rất ít chủ doanh nghiệp nào tự tin nói rằng hiện tại mình không nợ. Hầu như công ty nào đầu tư lĩnh vực bất kỳ đều vay nợ để xây dựng văn phòng, mua thiết bị, vật tư. Chi phí nhân công, trả lương cho nhân viên…

Một số nhóm chỉ số của đòn bẩy tài chính

  • Hệ số nợ trên tổng tài sản: có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp. Thì có bao nhiêu là nợ đi vay (tỷ lệ phần trăm tài trợ).
  • Hệ số nợ trên vốn: trong tổng nguồn vốn bỏ ra thì có bao nhiêu phần trăm là nợ vay. Doanh nghiệp nào có hệ số này cao thì chứng tỏ tình hình tài chính không khả quan. Điều này làm cho mức độ rủi ro càng tăng và làm gia tăng gánh nặng nợ cho doanh nghiệp.
  • Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: chỉ số này cho ta biết được vốn chủ sở hữu bao nhiêu và tỷ lệ nợ bao nhiêu. Doanh nghiệp sử dụng số tiền bao nhiêu để chi trả cho hoạt động kinh doanh của công ty mình. Nếu hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn chứng tỏ doanh nghiệp đó đi mượn nợ nhiều hơn là số vốn hiện có. Điều này sẽ khiến anh chị gặp rủi ro trong kinh doanh và biến động lãi suất vay ngân hàng phải trả. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp hàm ý doanh nghiệp bạn chịu rủi ro thấp nếu đầu tư thất bại. Chứng tỏ công ty anh chị chưa biết cách vay nợ để kinh doanh.
  • Hệ số đòn bẩy tài chính: chỉ số này thấp chứng tỏ công ty bạn chưa chủ động được tình hình tài chính. Chưa khai thác và tận dụng được ưu điểm của đòn bẩy kinh tế.
  • Hệ số chi trả lãi vay: chỉ số nào càng cao chứng tỏ doanh nghiệp anh chị có khả năng bù đắp lãi vay khá tốt và ngược lại.

Xem thêm doanh nghiệp vay vốn ngân hàng

đòn bẩy tài chính
Có nên vận dụng đòn bẩy tài chính vào kinh doanh

Sử dụng đòn bẩy tài chính cần lưu ý các vấn đề gì

Theo Cho Vay Tien Mat Nhanh, doanh nghiệp vận dụng đòn bẩy kinh tế trong kinh doanh sản xuất. Mang lại lợi nhuận cao tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

  • Chủ đầu tư tính toán sai, chiến lược kinh doanh không hiệu quả. Có đầu vào nhưng không có đầu ra dẫn đến hàng hóa tồn động. Tồn kho, ngưng đọng vốn nếu không kịp xoay sở. Hoạt động trì trệ dễ dẫn đến trắng tay, khả năng doanh nghiệp phá sản rất cao.
  • Cần chủ động ứng biến với sự biến đổi của thị trường. Khi đầu tư dự án cần có kế hoạch, dự toán, rủi ro…
  • Lựa chọn nguồn vốn vay hợp lý, tốt nhất nên vay ngân hàng sẽ đảm bảo tính pháp lý. Đồng thời đảm bảo an toàn hơn so với các nguồn vay từ tổ chức tài chính khác. Tận dụng các chính sách ưu đãi từ ngân hàng. Như lựa chọn gói vay hỗ trợ kinh doanh, vay mua nhà, vay đầu tư bất động sản…
  • Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả buộc chủ doanh nghiệp phải cân đối quản lý tài chính hàng tháng. Doanh nghiệp cần cần có kế hoạch trả nợ đúng kỳ hạn cho ngân hàng.
blank
Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *