Bạn đang băn khoăn không biết tại sao tháng này tiền điện nhà mình tăng cao như vậy. Bạn muốn biết cách tính tiền điện tiêu thụ hàng tháng của gia đình như thế nào. Đã có quyết định mới về mức giá điện sinh hoạt, bạn cần nắm rõ công thức tính tiền điện để từ đó có kế hoạch tiết kiệm điện hợp lý.

Cách tính giá điện bán lẻ

Việc thay đổi giá điện ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả khách hàng đang sử dụng điện hiện nay. Cách tính tiền hóa đơn điện hàng tháng của hộ gia đình, nhà trọ, cơ quan, điện kinh doanh. Khối hành chính sự nghiệp, khu tập thể, điện nông thôn, khu công nghiệp… đang được rất nhiều người quan tâm.

Trong bài viết hôm nay, Cho Vay Tiền Mặt Nhanh chỉ hướng dẫn anh chị cách tính tiền điện sinh hoạt, cách tính số điện theo hộ gia đình. Để bạn có thể tự tính tiền điện cho gia đình mình, nắm được cách tính giá điện sinh hoạt. Anh chị có thể tránh được những sai sót khi trong quá trình tính tiền điện phải trả.

Nhóm khách hàng sử dụng điệnGiá tiền điện/kWh
Bậc 1: 0 – 50 kWh1.678 đồng
Bậc 2: 51 – 100 kWh1.734 đồng
Bậc 3: 101 – 200 kWh2.014 đồng
Bậc 4: 201 – 300 kWh2.536 đồng
Bậc 5: 301 – 400 kWh2.834 đồng
Bậc 6: 401 kWh trở lên2.927 đồng

Các bậc này có giá điện tăng dần theo số kWh mà từng hộ gia đình sử dụng. Bậc cao nhất (bậc 6) có giá gần gấp đối bậc thấp nhất (bậc 1). Việc áp dụng giá tính tiền điện tiêu thụ theo từng cấp bậc giúp người dân có thu nhập thấp hưởng được mức giá thấp nhất. Họ không bị ảnh hưởng nhiều từ việc tăng giá điện sinh hoạt.

Căn cứ vào bảng giá bán lẻ điện ta thấy giá tiền điện sẽ tăng lên theo từng bậc từ bậc 1 đến bậc 6. Người dân sử dụng điện càng nhiều thì chi phí trả cũng càng cao và ngược lại.

>> Xem thêm: Vay tiền theo hóa đơn tiền điện

Cách tính tiền hóa đơn điện hàng tháng
Hướng dẫn cách tính giá điện sinh hoạt hàng tháng chính xác nhất

Hướng dẫn cách tính số điện trong 1 tháng của hộ gia đình

Cho Vay Tiền Mặt Nhanh đưa ra một vài ví dụ cụ thể về cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng. Để từ đó anh chị có thể thực hiện theo và tính được số tiền mà mình trả tiền điện mỗi tháng có đúng với bên điện lực tính hay không.

Trường hợp 1: Gia đình anh A sử dụng mỗi tháng hết 80 số điện (80 kWh), người dân địa phương hay gọi là 80 ký điện. Căn cứ vào bảng giá điện bán lẻ mà Chovaytienmatnhanh đã cập nhật phía trên. Thì số tiền điện mà anh A phải thanh toán hàng tháng là: 50 kWh x 1,678 đồng + 30 kWh x 1,734 đồng = 135,920 đồng.

Trường hợp 2: Gia đình anh B sử dụng hết 430 số điện (430 kWh) trong tháng 12/2020. Chúng ta có cách tính số điện trong tháng 12 cụ thể như sau:

  • 50 kWh x 1,678 = 83,900 đồng;
  • 50 kWh x 1,734 = 86,700 đồng;
  • 100 kWh x 2,014 = 201,400 đồng;
  • 100 kWh x 2,536 = 253,600 đồng;
  • 100 kWh x 2,834 = 283,400 đồng;
  • 30 kWh x 2,927 = 87,810 đồng.

Như vậy tổng số tiền điện mà anh B phải trả trong tháng 12/2020 khi dùng hết 430 ký điện là: 996,810 đồng.

Công thức tính tiền điện tiêu thụ

Điện năng là năng lượng được cung cấp bởi dòng điện, dựa vào công thức tính tiền điện bậc thang. Anh chị có thể tính tiền điện tiêu thụ của gia đình mình hàng tháng. Biết được công suất sử dụng điện và sử dụng ở bậc nào cho dễ tính.

A = P x T

Trong đó: A là lượng điện tiêu thụ; P là công suất tiêu thụ ký hiệu kWh; T là thời gian sử dụng. Cách quy đổi sang W: 1KW = 1000W; 1MW = 1.000.000W.

Cách tính giá điện sinh hoạt phải đảm bảo 2 mục tiêu

  • Hỗ trợ cho người có thu nhập thấp;
  • Khuyến khích người dân trong toàn xã hội tiết kiệm điện bởi vì nguyên liệu là khoáng thạch rất hiếm và có hạn. Bên cạnh đó nếu sử dụng nhiệt điện than nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường.

Theo Chovaytienmatnhanh người dân hãy cố gắng tiết kiệm điện. Tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi nhà. Sử dụng tủ lạnh, máy điều hòa ở chế độ tiết kiệm điện….

>> Xem thêm: Vay tiền sinh viên uy tín lãi suất thấp nhất

Biết tính tiền giá điện sinh hoạt để tránh thiệt thòi

Cách tính tiền điện sinh hoạt của các thiết bị điện trong nhà

Tủ lạnh

Thông thường công suất tiêu thụ của tủ lạnh sẽ là 170 W tương đương với 0,17 kW. Tủ lạnh sẽ hoạt động chạy 24/24, theo công thức ta tính tiền điện tiêu thụ của tủ lạnh trong 1 ngày. Cụ thể: 0,17 kWh x 24 giờ = 4,08 Kw trong vòng 24 giờ.

Vậy số tiền điện 1 tháng phải trả là: 30 ngày x (4,08 KW x 2,500 đồng) = 306 nghìn đồng.

Điều hòa

Máy điều hòa nhiệt độ 12.000 BTU thường có công suất 1,500 W, máy 9000 BTU có công suất 850 W. Như vậy trong trường hợp một máy điều hòa 9000 BTU chạy trong 1 giờ sẽ tốn 0,85 kWh. Nếu gia đình bạn xài máy điều hòa khoảng 10 tiếng trong 1 ngày thì lượng điện tiêu thụ sẽ là: 10 giờ x 0,85 KW/h = 8,5 kW/10 giờ.

Theo cách tính số điện 1 tháng gia đình phải trả là: 30 ngày x (8,5 kW x 2,500 đồng) = 637,500 đồng.

Máy giặt

Thông thường máy giặt có công suất 200W, tương đương 0,2 KW, nếu gia đình bạn sử dụng 3 tiếng 1 ngày. Thì số điện tiêu thụ 1 ngày là: 0,2 kW x 3 giờ = 0,6 kW/3h.

Vậy cách tính giá điện sinh hoạt 1 tháng phải trả là: 30 ngày x (0,6 kW x 2,500 đồng) = 45.000 đồng.

Cách tính tiền điện với công thức tính tiền điện đơn giản như thế này anh chị có thể tính ra số tiền điện mình phải chi trả cho các thiết bị điện trong nhà 1 tháng. Nắm được cách tính tiền điện tiêu thụ, bạn sẽ chủ động lên kế hoạch tiết kiệm điện hợp lý cho cả gia đình.

blank
Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Hướng dẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *