Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng Thương Mại, tổ chức tín dụng. Không được tăng lãi suất, nếu có thể nên cân đối giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cho khách hàng. Những cá nhân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, bị thiệt hại nặng trong đại dịch nCoV.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay

Sau cuộc họp hội nghị của Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 21 Ngân hàng thương Mại. Về việc tìm ra giải pháp tháo gỡ giúp đỡ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Virus Corona gây ra. Đây chính là lúc ngân hàng thể hiện trách nhiệm với xã hội, với người dân. Theo đó, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay. Xem xét, cân đối hỗ trợ cho khách hàng. Nhất là trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn, vận tải, xuất nhập khẩu, nông nghiệp nông thôn…

Tuy nhiên, trong khi đại dịch này xảy ra. Có những lĩnh vực là lợi thế chứ không phải là bất lợi hoàn toàn. Vì vậy chúng ta nên bình tĩnh đánh giá. Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại. Chúng tôi chưa nắm được hết số lượng khách hàng và mức độ thiệt hại trong lĩnh vực là bao nhiêu. Phía ngân hàng thương mại sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ. Cơ cấu lại thời hạn thanh toán trả nợ, xem xét giảm lãi suất hỗ trợ cho người vay. Đồng thời chủ động hướng dẫn, giúp người dân tháo gỡ được những khó khăn trước mắt do đại dịch viêm phổi Virus Corona gây ra.

Xem thêm: Vay 1 tỷ 2 tỷ 3 tỷ

Ngân hàng giảm lãi suất vay trong đại dịch nCoV
Đồng loạt các ngân hàng giảm lãi suất vay trong đại dịch nCoV-2019

Nhiều ngân hàng cam kết giảm lãi suất

Hiện tại nhiều ngân hàng có kế hoạch cam kết giảm lãi suất hỗ trợ cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại trong đại dịch nCoV-2019. Ngân hàng xác định rõ doanh nghiệp khỏe thì ngân hàng mới mạnh. Do đó, vì lợi ích của khách hàng cũng như lợi ích của ngân hàng. Chúng tôi sẽ cân đối, xem xét, giảm lãi suất hỗ trợ vốn vay kịp thời. Nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giúp họ vượt qua khó khăn ngay lúc này.

Ngân hàng Kiên Long

Đại diện lãnh đạo ngân hàng cho biết. Chúng tôi sẽ giảm 3%/năm lãi suất cho khách hàng hiện hữu. Đang sản xuất, trồng trọt các loại cây ăn trái như Thanh long. Sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm, dưa hấu… Trong mùa đại dịch này KienLongBank chia sẻ và đồng hành cùng quý khách hàng bằng cách giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, miễn phí tiền phạt quá hạn khi khách hàng trả chậm. Giúp người vay khắc phục khó khăn, an tâm kinh doanh sản xuất. Phục hồi năng suất lao động trong thời gian tới.

Thông qua chương trình cùng đồng hành cùng khách hàng trong đại dịch nCoV. Kiên Long Bank mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ người dân. Giúp họ tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất. Cố gắng phấn đấu vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống.

VPBank giảm 1,5% lãi suất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng

Ngân hàng giảm lãi suất vay trong đại dịch nCoV tiếp theo đó là ngân hàng VPbank. Theo thống kê của ngân hàng này. Có đến gần 1.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra. Số lượng này có chiều hướng còn gia tăng hơn nữa trong thời gian tới nếu dịch bệnh có chiều hướng phức tạp.

Hành động thiết thực mà ngân hàng VPBank hỗ trợ đó chính là giảm lãi suất 1,5%/năm cho khoản vay không có tài sản thế chấp. Khoản vay có tài sản đảm bảo thế chấp giảm 1%/năm. Trong đó có những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: Nhà hàng – Khách sạn, khu ăn uống, nghĩ dưỡng. Vận tải, tour du lịch, dịch vụ du lịch, thị trường xuất nhập khẩu. Thủy sản, nông nghiệp, nông thôn… các lĩnh vực, ngành nghề chịu ảnh hưởng. Bị thiệt hại nặng nề của dịch cúm do Virus Corona Vũ Hán gây ra.

Điều kiện doanh nghiệp được hỗ trợ của ngân hàng

Điều kiện để doanh nghiệp nhận được ưu đãi của ngân hàng VPbank đó chính là các cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch nCoV. Tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, minh bạch trước khi đại dịch xảy ra. Lịch sử trả nợ đúng kỳ hạn, xếp hạn tín dụng tốt trong nhiều kỳ liên tiếp.

Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh xảy ra do vi rút nCoV-2019. Phía ngân hàng cũng đã chủ động đến tận doanh nghiệp thăm hỏi. Tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp khi dịch xảy ra có tác động đến công ty như thế nào. Có ảnh hưởng nghiêm trọng gì, thiệt hại như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tìm ra giải pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn. Cụ thể như gia hạn thời gian trả nợ, giảm lãi suất vay, giãn nợ….

Ngân hàng ACB, HDBank cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB ông Đỗ Minh Toàn cho biết. Nếu doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch nCoV. Phía ngân hàng ACB sẽ cho doanh nghiệp chuyển việc trả lãi kỳ hạn này sang kỳ hạn tiếp theo. Giúp khách hàng chủ động được nguồn vốn xoay sở cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời, giảm lãi suất cho vay đối với người vay có khoản vay mới tại ACB.

Ngân hàng HDBank miễn phí thanh toán 100% mức thanh toán quốc tế cho khách hàng. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang y tế, thiết bị, vật tư y tế. Giảm 50% phí thanh toán nội địa cho doanh nghiệp cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện, các trung tâm y tế…

Xem thêm: Những ngân hàng cho vay trả góp lãi thấp

Ngân hàng An Bình

Phó tổng giám đốc ABBank bà Phạm Thị Hương đã khuyến khích tất cả các khách hàng giao dịch qua ngân hàng điện tử. Hạn chế đến giao dịch trực tiếp tại quầy dịch vụ của ngân hàng. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng và phức tạp. Chỉ đạo chuyên viên ngân hàng thường xuyên liên lạc với khách hàng qua điện thoại. Nhằm nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Từ đó, chúng tôi có những đánh giá để hỗ trợ kịp thời của khách hàng. Cũng như để đảm bảo an toàn khoản vay tín dụng.

Được biết ngân hàng An Bình đã triển khai gói tín dụng hỗ trợ 4.000 tỷ ưu đãi lãi suất cho khách hàng. Giúp người dân bị thiệt hại do vi rút nCoV tháo gỡ, vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.

Một số ngân hàng như Agribank, DongAbank, Nam Á, BIDV, Sacombank. Viettinbank, Eximbank cũng đồng loạt cam kết. Ngân hàng giảm lãi suất vay trong đại dịch nCoV dành cho công ty, doanh nghiệp, cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng. Bị ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán do Virus Corona gây ra.

Nhiều biện pháp đưa ra để giúp đỡ khách hàng bị ảnh hưởng của nCoV

Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu tất cả các chi nhánh NHNN chủ động nắm bắt tình hình của doanh nghiệp có khoản vay tại ngân hàng. Diễn biến của Virus Corona ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Để đảm bảo an toàn cho nhân viên ngân hàng. Đề nghị tất cả cán bộ ngân hàng phải đeo khẩu trang y tế khi làm việc. Tạm bỏ quy định người dân phải kéo khẩu trang y tế xuống khi đang giao dịch tại ngân hàng. Riêng các giao dịch cần nhận diện khuôn mặt khách hàng thì buộc khách hàng đó phải tháo khẩu trang. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục thì người dân có thể tiếp tục đeo khẩu trang chờ đợi giao dịch. Hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, các khoản thanh toán có thể qua chuyển khoản, thẻ giao dịch của ngân hàng.

Không vì đại dịch mà gián đoạn hoạt động ngân hàng

Thống Đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo không có việc đóng cửa, ngưng giao dịch các hoạt động của ngân hàng. Mọi hoạt động đều diễn ra bình thường, đảm bảo hoạt động chung. Ưu tiên trên hết là giao dịch với cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch nCoV. Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cần lên kế hoạch hỗ trợ. Xây dựng kịch bản chương trình để giúp đỡ doanh nghiệp. Nhằm ứng phó với dịch viêm phổi do Virus Corona gây ra.

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại nên giảm lãi suất cho cá nhân, doanh nghiệp xuống 6%/năm. Đối với những trường hợp bị thiệt hại, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Tái cơ cấu nợ, giãn nợ, gia hạn thời gian trả nợ dài hơn, có chế độ, chương trình đặc biệt cho đối tượng khách hàng này. Đây cũng là cơ hội để hệ thống ngân hàng chúng ta khẳng định thương hiệu, tiềm lực tài chính của mình. Là thời điểm chúng ta thể hiện sự đồng hành, chia sẻ với cộng đồng. Trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức tín dụng đối với xã hội.

Giải cứu dưa hấu, thanh long bị ùn tắc

Cửa khẩu với Trung Quốc đã đóng vì đại dịch nCoV đang hoành hành. Trái cây Việt Nam không thể xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất đó là Thanh long và Dưa hấu. Ngày 8/2 rất nhiều người dân tập trung tại đường Đỗ Xuân Hợp (Quận 9, TPHCM) xếp hàng chờ giải cứu nông sản cho nông dân. Với tiêu chí bán hàng không lợi nhuận thanh long và dưa hấu giá 5.000 đồng. Giúp người nông dân vượt qua khó khăn trong mùa đại dịch ảnh hưởng của Virus Corona. Thông qua chương trình này đã tiêu thụ cho nông dân khoảng 4.000 tấn Dưa Hấu và Thanh Long. Bà con nông dân rất phấn khởi và cảm ơn tấm lòng từ thiện giúp đỡ của người dân nơi đây.

Ở những siêu thị như Lotte, CoopMark, Saigon Co.op cũng đã áp dụng chương trình giải cứu Thanh Long và Dưa hấu cho bà con. Vận động các doanh nghiệp giảm thu phí kho bãi, kho lạnh dự trữ hàng hóa, nông sản của người dân.

Tránh tình trạng lợi dụng dịch Virus Corona để trục lợi

Đánh giá từng trường hợp cụ thể hỗ trợ đúng người đúng việc. Tránh tình trạng những khách hàng bị ảnh hưởng lợi dụng làm rối loạn thị trường. Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp đang xảy ra. Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa mà tăng giá thị trường các thiết bị y tế. Buôn bán, vận chuyển hàng hóa kém chất lượng trong phòng chữa bệnh.

Tổng cục quản lý thị trường cho biết đã kiểm tra, xử lý 2.860 vụ. Tạm giữ gần 493.000 chiếc khẩu trang y tế các loại không rõ nguồn gốc, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Một số cửa hàng tại địa phương tăng giá bất hợp pháp khẩu trang y tế. Găng tay y tế, nước rửa tay khô, các thiết bị bảo vệ sức khỏe. Cơ quan quản lý thị trường cũng đã kịp thời kiểm tra, xử lý, phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Chuyên gia tư vấn tài chính giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và cho vay tài chính tại các tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam.
Chuyên mục: Tin nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại *

Hộ khẩu ở đâu? *

Địa chỉ hiện tại *